Quý khách có thể sử dụng các loại thẻ ATM, VISA, MASTER, JCB của các ngân hàng khác nhau hoặc hoặc dùng chức năng quét QR trên ứng dụng Mobile banking của hơn 40 ngân hàng và một số Ví điện tử như MOMO, Zalo Pay, ..... để thanh toán phí bảo hiểm dễ dàng và nhanh chóng.
Quý khách có thể sử dụng các loại thẻ ATM, VISA, MASTER, JCB của các ngân hàng khác nhau hoặc hoặc dùng chức năng quét QR trên ứng dụng Mobile banking của hơn 40 ngân hàng và một số Ví điện tử như MOMO, Zalo Pay, ..... để thanh toán phí bảo hiểm dễ dàng và nhanh chóng.
Căn cứ theo quy định tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động được hưởng chế độ thai sản khi đáp ứng các điều kiện dưới đây:
- Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp:
(3) Lao động nữ mang thai hộ, người mẹ nhờ mang thai hộ;
(4) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
(5) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
(6) Lao động nam đang đóng BHXH có vợ sinh con.
- NLĐ thuộc các trường hợp (2), (3), (4) nêu trên phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con/ nhận nuôi con nuôi. (7)
- NLĐ là lao động nữ sinh con đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng BHXH từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con. (8)
- NLĐ đủ điều kiện thuộc các trường hợp (7), (8) nêu trên khi chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định.
Như vậy, người lao động thuộc các trường hợp nêu trên sẽ được hưởng chế độ thai sản theo quy định.
Cách tính thời gian 12 tháng trước khi sinh con:
- Thời gian 12 tháng trước khi sinh con đối với người lao động nam, người chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ hưởng trợ cấp một lần khi vợ sinh con được xác định như sau:
- Sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi trước ngày 15 của tháng: Tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
- Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng và:
+ Tháng đó có đóng BHXH: Tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
+ Tháng đó không BHXH: Tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
a) Trường hợp sinh con thông thường
Lao động nữ tham gia BHXH từ đủ 6 tháng trong 12 tháng khi sinh con sinh con sẽ được
- Nghỉ trước và sau khi sinh 6 tháng trong đó thời gian nghỉ trước khi sinh không quá 2 tháng.
- Sinh đôi trở lên, tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con người mẹ được nghỉ thêm 1 tháng.
- Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.
- Thời gian nghỉ tính cả nghỉ hàng tuần, nghỉ lễ, Tết.
- Lao động nam đang đóng BHXH từ đủ 6 tháng trong vòng 12 tháng khi có vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản:
+ 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;
+ 10 ngày làm việc trường hợp vợ sinh đôi. Từ sinh 3 trở lên thì cứ thêm 03 ngày làm việc/ con;
+ 14 ngày làm việc trong trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.
- Trường hợp nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì người lao động được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.
Lưu ý: Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia BHXH đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản thì chỉ cha hoặc mẹ được nghỉ việc hưởng chế độ.
- Trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước khi sinh mà thai chết lưu, nếu đủ điều kiện (đóng BHXH từ đủ 6 tháng trong vòng 12 tháng) thì ngoài chế độ thai sản đối với thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước khi sinh, lao động nữ sẽ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ thời điểm thai chết lưu.
- Lao động nữ nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh mà sau khi sinh con mà con bị chết, nếu đủ điều kiện (đóng BHXH từ đủ 6 tháng trong vòng 12 tháng) thì ngoài chế độ thai sản đối với thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh, còn hưởng chế độ thai sản do con chết nhưng thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản không vượt quá 6 tháng. Cụ thể:
+ Con dưới 02 tháng tuổi bị chết: Mẹ được nghỉ việc 04 tháng tính từ ngày sinh con;
+ Con từ 02 tháng tuổi trở lên bị chết: Mẹ được nghỉ việc 02 tháng tính từ ngày con chết, nhưng thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản không vượt quá 6 tháng
- Thời gian nghỉ tính cả nghỉ hàng tuần, nghỉ lễ, Tết.
Trường hợp mẹ chết sau sinh thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ hưởng chế độ thai sản theo thời gian còn lại của mẹ. Nếu không nghỉ thì ngoài tiền lương còn được hưởng tiền chế độ cho thời gian còn lại của người mẹ.
+ Nếu cha nghỉ chăm con thì nộp hồ sơ tại đơn vị của cha.
+ Nếu cha không nghỉ chăm con thì nộp hồ sơ tại đơn vị của mẹ.
Cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng
Được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ
Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH 6 tháng của mẹ
Được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ
Mức bình quân tiền lương đóng BHXH 6 tháng của cha
Được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 6 tháng tuổi.
Mức bình quân tiền lương các tháng đóng BHXH của mẹ
Được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 6 tháng tuổi.
Mức bình quân tiền lương đóng BHXH 6 tháng của cha
Được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi
Mức bình quân tiền lương đóng BHXH 6 tháng của cha
e, Lao động nữ có thể đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con hoặc con chết sau khi sinh con
Lao động nữ có thể đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con hoặc con chết sau khi sinh con khi có đủ điều kiện:
- Sau khi đã nghỉ ít nhất 4 tháng;
- Phải báo trước và được người sử dụng lao động đồng ý.
Ngoài tiền lương, tiền công của những ngày đi làm việc, lao động nữ còn được hưởng trợ cấp thai sản đến hết thời hạn theo quy định.
- Không quá 55 ngày kể từ ngày người lao động đi làm lại
- 10 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan BHXH nhận được hồ sơ hợp lệ
Trên đây là chi tiết hướng dẫn về việc làm Hồ sơ - Chế độ thai sản cho lao động nữ khi sinh con, nhận con nuôi mà EFY Việt Nam muốn hướng dẫn tới các bạn. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với người lao động.
Để được hỗ trợ tư vấn và đăng ký dùng thử EFY-eBHXH, vui lòng đăng ký TẠI ĐÂY
✅ Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn về phần mềm eBHXH:
- Miền Bắc: Hotline: 19006142 - Tel/Zalo: Ms. Hằng 0912 656 142/ Ms Yên 0914 975 209
- Miền Nam: Hotline: 19006139 - Tel/Zalo: Ms Thơ 0911 876 900/ Ms. Thùy 0911 876 899
Giao dịch điện tử bảo hiểm xã hội EFY-eBHXH
Tổng thu phí bảo hiểm là tổng doanh thu phí bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ và các doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe. Chi trả bảo hiểm là trả tiền bảo hiểm (bao gồm chi bồi thường bảo hiểm phi nhân thọ, chi bồi thường và trả tiền bảo hiểm nhân thọ, chi bồi thường và trả tiền bảo hiểm sức khỏe).
a) Phí bảo hiểm phi nhân thọ phản ánh tổng số doanh thu phí bảo hiểm gốc sau khi trừ (-) các khoản giảm phí bảo hiểm gốc, hoàn phí bảo hiểm gốc phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ.
b) Phí bảo hiểm nhân thọ phản ánh tổng số doanh thu phí bảo hiểm gốc sau khi trừ (-) các khoản giảm phí bảo hiểm gốc, hoàn phí bảo hiểm gốc phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ.
c) Phí bảo hiểm sức khỏe phản ánh tổng số doanh thu phí bảo hiểm gốc sau khi trừ (-) các khoản giảm phí bảo hiểm gốc, hoàn phí bảo hiểm gốc phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe.
2. Phân tổ chủ yếu: Loại hình doanh nghiệp.
4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê quốc gia.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
– Phối hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).
a) Chi bồi thường bảo hiểm phi nhân thọ phản ánh tổng số chi bồi thường bảo hiểm gốc của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ phát sinh trong kỳ báo cáo.
b) Chi bồi thường và trả tiền bảo hiểm nhân thọ phản ánh tổng số chi bồi thường và trả tiền bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phát sinh trong kỳ báo cáo.
c) Chi bồi thường và trả tiền bảo hiểm sức khỏe phản ánh tổng số chi bồi thường và trả tiền bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe phát sinh trong kỳ báo cáo.
2. Phân tổ chủ yếu: Loại hình doanh nghiệp.
4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
– Phối hợp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).