4- Dân số vùng Tây Nguyên VùngTây Nguyên gồm 5 tỉnh có số dân vào khoảng 5.282.000 người theo tài liệu năm 2011. Cư dân thuộc các dân tộc: Gia Rai, Bana, Ê dê, M'nong , Cơ Ho, Mạ, Nùng, Xơ đang Tày, Thái, Mường, Dao, Gié Triêng Hoa, Chu ru, Brâu, Rơ Măm. Hrê, Kinh . Mỗi dân tộc gắn với một vùng cư trú khác nhau.
4- Dân số vùng Tây Nguyên VùngTây Nguyên gồm 5 tỉnh có số dân vào khoảng 5.282.000 người theo tài liệu năm 2011. Cư dân thuộc các dân tộc: Gia Rai, Bana, Ê dê, M'nong , Cơ Ho, Mạ, Nùng, Xơ đang Tày, Thái, Mường, Dao, Gié Triêng Hoa, Chu ru, Brâu, Rơ Măm. Hrê, Kinh . Mỗi dân tộc gắn với một vùng cư trú khác nhau.
Đại học Dân tộc Quảng Tây (GuangXi Minzu University or GuangXi University for Nationalities), viết tắt là "GXUN", tọa lạc tại thành phố Nam Ninh, Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây. Trường được thành lập vào năm 1952, vốn là phân viện Quảng Tây của Học viện Dân tộc Trung ương (nay là Đại học Dân tộc Trung ương), năm 1953 đổi tên thành Học viện Dân tộc tỉnh Quảng Tây, năm 1958 đổi tên thành Học viện Dân tộc Quảng Tây, năm 2006 đổi tên thành Đại học Dân tộc Quảng Tây.
Nhà Rông là một thiết chế văn hóa cổ truyền độc đáo, đặc trưng của các dân tộc thiểu số Trường Sơn - Tây Nguyên. Tuy nhiên, mỗi dân tộc thiểu số Trường Sơn - Tây Nguyên có tên gọi khác nhau về thiết chế đặc biệt này. Người Bar Nar, Ja Rai gọi là Rôông; người Kơ Tu miệt Tây Quảng Nam gọi là Nhà Gươl; người Tà Ôi, BRu vùng Thừa Thiên, Quảng Trị gọi là Ron, Rộn, Roong; người Xơ Đăng Ka Dong gọi là Mrao Chuông, Mrao Tôông; người Mơ Nông, Ê Đê ở Đăk Lăk gọi là Nhà Dài…, thậm chí có học giả lại đề xuất nên chăng gọi là Nhà Làng, Nhà cộng đồng (có lẽ để phù hợp với chức năng, quy mô cấp Làng của Nhà Rông?)…nhưng tên gọi (có lẽ do biến âm, Việt hóa) chung nhất, phổ biến nhất là Nhà Rông. Nói như vậy, không có nghĩa là dân tộc thiểu số nào sinh sống trên dải Trường Sơn - Tây Nguyên cũng có Nhà Rông, nhưng một thực tế hầu hết mọi người đều thừa nhận, nói đến Nhà Rông là nói đến Tây Nguyên mà cụ thể hơn là ở 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng hiện nay, nhưng mức độ đậm đặc nhất phải kể đến các tỉnh Kon Tum, Gia Lai và Đăk Lăk, càng xuôi phía Nam, mật độ Nhà Rông càng thưa dần (vì Trường Sơn – Tây Nguyên là chỉ dãy núi bắt nguồn từ Tây Quảng Bình kéo dài đến Nam Bình Thuận).
Xin không bàn đến tên gọi nữa, mà hãy nhìn nhận ở góc độ vị trí của Nhà Rông trong tâm thức cộng đồng các dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Theo truyền thống, Nhà Rông là nơi cất giữ những vật thiêng truyền đời, nơi lưu giữ những giá trị tinh thần thiêng liêng nhất của cộng đồng Làng. Do đó, Nhà Rông là nơi hội tụ linh khí đất trời, nơi biểu hiện sức mạnh của cộng đồng; nơi giao hòa, gửi gắm niềm tin giữa con người với các vị thần linh.Nhà Rông đồng thời còn là nơi các Già làng hội họp và đưa ra những quyết định liên quan đến vận mệnh của cả cộng đồng; đưa ra những phán quyết theo luật tục; nơi tổ chức các lễ hội, sinh hoạt vui chơi giải trí; nơi đêm đêm bên ánh lửa bập bùng Già làng trao truyền các bản Khan, Hơ Mon, Hơ Ri (trường ca, sử thi) cho các thế hệ kế tiếp; nơi trao gửi tâm tình của lứa đôi….Do đó, có thể nói, Nhà Rông vừa chứa đựng tính thiêng tâm linh, tín ngưỡng, vừa rất đời, vô cùng gần gũi, gắn bó với tất cả mọi người trong cộng đồng Làng.
Trong mỗi làng DTTS ở Kon Tum, ngôi Nhà Rông
bao giờ cũng ở vị trí trung tâm, to cao, nổi bật nhất.
Thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, năm 1998, sau một đợt thống kê, khảo sát toàn diện về Nhà Rông trên địa bàn, Sở Văn hóa – Thông tin (VH-TT, nay là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch - VHTT&DL) đã tổ chức Hội thảo khoa học chuyên đề “Nhà Rông - Nhà Rông văn hóa, thực trạng và giải pháp” (tháng 9/1999) và sau đó tập hợp những tham luận tại Hội thảo xuất bản cuốn sách “Nhà Rông Bắc Tây Nguyên”. Từ kết luận của Hội thảo, Sở VH-TT đã tham mưu UBND tỉnh Kon Tum ban hành Chỉ thị số 21/1999/CT-UB ngày 25/11/1999 về việc “Duy trì và khôi phục Nhà Rông truyền thống các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh”, là tỉnh Tây Nguyên đầu tiên và duy nhất (cho đến nay), chính quyền cấp tỉnh ban hành Chỉ thị về duy trì và khôi phục thiết chế đặc biệt này phục vụ nhu cầu văn hóa, tín ngưỡng, đời sống tinh thần của người dân.
Ngày 10/4/2002, UBND tỉnh Kon Tum tổ chức Hội nghị chuyên đề “Nhà Rông – Nhà Rông văn hóa” và sơ kết 2 năm thực hiện Chỉ thị 21/1999/CT-UB. Sau đó, những tham luận tại Hội nghị cũng đã được Sở VH-TT tập hợp và xuất bản thành sách dưới tiêu đề “Nhà Rông - Nhà Rông văn hóa” vào tháng 5/2002.
Từ những việc làm thiết thực của Sở VH-TT Kon Tum và nhận thấy, những vấn đề liên quan đến thiết chế Nhà Rông và văn hóa Nhà Rông từ lâu đã thu hút sự quan tâm của giới học giả, cần có thêm nhiều ý kiến đóng góp, tham luận của các nhà khoa học để rút ra những kết luận cần thiết nhằm phát huy giá trị đặc biệt của Nhà Rông trong đời sống văn hóa cộng đồng, ngày 28, 29/4/2004, Viện Văn hóa – Thông tin (Bộ VH-TT) phối hợp với UBND tỉnh Kon Tum tổ chức Hội thảo chuyên đề Nhà Rông - Nhà Rông Văn hóa tại thị xã Kon Tum (nay là thành phố Kon Tum), tỉnh Kon Tum. Hội thảo đã có sự tham gia của đông đảo các nhà nghiên cứu văn hóa, khoa học đầu ngành và lãnh đạo ngành Văn hóa - Thông tin các tỉnh Tây Nguyên – duyên hải miền Trung. Hàng chục tham luận khoa học đã được các tác giả trình bày trực tiếp hoặc gửi đến Hội thảo.
Nhà Rông Xơ Đăng do Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh Kon Tum
tặng Trường Đại học ANND (Thủ Đức, TP HCM).
Nhà Rông Tây Nguyên được sự quan tâm đặc biệt của giới khoa học, thể hiện qua các công trình nghiên cứu và đã được xuất bản, phổ biến như: Nhà Rông của các dân tộc Bắc Tây Nguyên của PGS.TS Nguyễn Khắc Tụng; Hoa văn trên Nhà Rông Bar Nar của T.S Nguyễn Duy Thiệu; Nhà Rông - Nhà Làng của nhà nghiên cứu Chu Thái Sơn, Kỷ yếu Hội thảo khoa học lần 1, lần 2 của Sở VH - TT tỉnh Kon Tum; Kỷ yếu Hội thảo khoa học Nhà Rông- Nhà Rông văn hóa do Viện Văn hóa – Thông tin, Tạp chí Văn hóa – Nghệ thuật (Bộ VH-TT) và Sở VHTT tỉnh Kon Tum xuất bản cuối năm 2004; Nhà Rông Tây Nguyên của hai tác giả Nguyễn Văn Kự - Lưu Hùng (NXB Thế giới 2007).
Vừa qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII), đánh giá những thành tựu cơ bản, những thắng lợi đạt được của việc Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Nên chăng, ngành VHTT&DL tỉnh nhà cũng cần tham mưu UBND tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện chỉ thị 21/1999/CT-UB ngày 25/11/1999 về việc “Duy trì và khôi phục Nhà Rông truyền thống các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh”, để đánh giá kết quả cũng như hiệu quả việc thực hiện Chỉ thị này đối với việc xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, nhằm tiếp tục thực hiện tinh thần của Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII).
Nhà Rông Bar Nar Kon Tum trong khuôn viên Bảo tàng Dân tộc học (Hà Nội), khánh thành ngày 04/6/2003, là điểm đến yêu thích của du khách trong và ngoài nước.
Nhà Rông là thiết chế văn hóa cổ truyền không thể thiếu đối với mỗi buôn làng Tây Nguyên, là biểu tượng sinh động, đầy kiêu hãnh của văn hóa các dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung và Kon Tum nói riêng. Vì thế, Nhà Rông Kon Tum - Tây Nguyên đã hiện diện ở Bảo tàng dân tộc học Việt Nam giữa Thủ đô Hà Nội, lấy nguyên mẫu (cả về kích cỡ, nguyên vật liệu) Nhà Rông làng Kon Rơ Bàng (xã Vinh Quang, Thành phố Kon Tum), toàn bộ vật liệu xây dựng chuyển từ Kon Tum ra, do chính 30 công dân người Bar Nar Kon Tum ra Hà Nội thi công trong ròng rã gần nửa năm trời. Tại Trường Đại học An ninh nhân dân ở Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh cũng sừng sững một ngôi Nhà Rông Xơ Đăng theo nguyên mẫu Nhà Rông làng Đăk Chờ, xã Ngọc Tụ, huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum, khánh thành và được tỉnh Kon Tum bàn giao tặng trường ngày 13/5/2006. Được biết, những năm thuộc thập kỷ 80 của thế kỷ XX, Nhà Rông Tây Nguyên bằng tranh, tre, nứa, lá cũng đã được dựng lên trong khuôn viên di tích lịch sử dinh Thống Nhất, thành phố Hồ Chí Minh và Công viên Lê Nin (tức công viên Thống Nhất nay) ở thủ đô Hà Nội, được khách tham quan, du lịch chưa có dịp đến Tây Nguyên hết sức ngưỡng mộ.
Dù còn nhiều tranh luận, thậm chí có sự chưa thống nhất giữa các nhà văn hóa, nhà khoa học về tên gọi hay chức năng của Nhà Rông Tây Nguyên, song có thể khẳng định, Nhà Rông đã và sẽ mãi mãi là biểu tượng đặc sắc, niềm tự hào của đồng bào các dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Xin được trích dẫn ý kiến của hai nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Văn Kự - Lưu Hùng đã viết trong cuốn sách Nhà Rông Tây Nguyên (Viện Khoa học xã hội VN, NXB Thế giới xuất bản 2007) để kết thúc bài viết này: “Nhà Rông được thừa nhận là loại công trình kiến trúc dân gian có giá trị văn hóa lớn. Nó xứng đáng được tôn vinh như viên ngọc sáng của văn hóa cổ truyền Trường Sơn - Tây Nguyên và cần được giữ gìn như một di sản kiến trúc và nghệ thuật quý giá từ nghìn xưa tặng lại cho hậu thế. Văn hóa Ba Na, Xơ Đăng, Cơ Tu .v.v…không thể thiếu vắng Nhà Rông, bởi đây là một phần quan trọng của bản sắc văn hóa và của truyền thống mà những dân tộc này đã sáng tạo nên và nuôi dưỡng từ đời này qua đời khác, để đóng góp vào di sản văn hóa chung của các dân tộc anh em trong đại gia đình Việt Nam”.
Âm mưu cơ bản, lâu dài của các đối tượng chống đối trong và ngoài nước đối với vùng đất Tây Nguyên là xuyên tạc, vu cáo Việt Nam đàn áp quyền của người DTTS; tuyên truyền, lôi kéo, kích động đồng bào các dân tộc đòi ly khai, tự trị, thành lập cái gọi là “Nhà nước Đê-ga”, tách Tây Nguyên ra khỏi đại gia đình các dân tộc và chủ quyền lãnh thổ Việt Nam; biến địa bàn Tây Nguyên thành khu vực mất ổn định, vùng “tự trị”, tiến tới thành lập “nhà nước độc lập”; tạo điều kiện cho các DTTS ở những khu vực khác hình thành nhiều “điểm nóng xung đột”, gây mất ổn định chính trị, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Hoạt động tuyên truyền, xuyên tạc vấn đề dân tộc ở Tây Nguyên tập trung vào một số vấn đề: (1) Triệt để sử dụng các phương tiện truyền thông hiện đại, in-tơ-nét và mạng xã hội để xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta; xuyên tạc tình hình dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền ở nước ta; vu cáo Nhà nước phân biệt đối xử, đàn áp quyền của người DTTS nhằm suy giảm niềm tin của nhân dân, kích động đồng bào chống đối chính quyền, đòi ly khai, quyền “tự trị”, đòi thành lập “Nhà nước Đê-ga” độc lập; (2) Lợi dụng chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta để tuyên truyền, phát triển đạo trái pháp luật, nhất là đạo “Tin lành Đêga” nhằm “tôn giáo hóa” các vùng dân tộc, kết hợp vấn đề dân tộc và tôn giáo để kích động hoạt động biểu tình, bạo loạn, tạo thành điểm nóng; (3) Tuyên truyền, xuyên tạc những vấn đề lịch sử để lại để chia rẽ đồng bào các DTTS với người Kinh...
Luận điệu học thường sử dụng là: “Vì người Thượng đã từng chiến đấu sát cánh với quân đội Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam chống cộng sản miền Bắc, cho nên đây là một cơ hội rất tốt và quan trọng cho họ (Đảng Cộng sản Việt Nam) để trả thù”, “người Thượng ở Tây Nguyên bị tuyên án tù vì niềm tin tôn giáo”, “người H’Mông và người Thượng theo đạo Thiên chúa ở miền Bắc và Tây Nguyên thường xuyên bị sách nhiễu, giam giữ hoặc thậm chí là trục xuất vì tôn giáo của họ”… Lợi dụng một số khó khăn trong đời sống của đồng bào DTTS, để đổ lỗi cho Đảng, cho Nhà nước và chế độ; vu cáo chính quyền Việt Nam kiểm soát chặt chẽ, cưỡng chế đất, khống chế kinh tế khiến người Thượng bị rơi bào tình trạng nghèo khó; đối xử bất bình đẳng giữa người Kinh và người DTTS... Thậm chí, truyền bá luận điệu cho rằng chính quyền cố tình không cho con em đồng bào được đến trường; không cho con em đồng bào DTTS học cùng lớp với con em người Kinh; không cấp hộ khẩu cho bà con đồng bào để kích động sự hoài nghi, chia rẽ đoàn kết giữa các dân tộc.
Từ những luận điệu xuyên tạc trên, họ kích động đồng bào DTTS tham gia các hội nhóm chống đối, đòi quyền “tự quyết”, thậm chí kích động người dân tham gia biểu tình, bạo loạn, điển hình là các vụ bạo loạn năm 2001, 2004 và 2008 tại Tây Nguyên; kích động người DTTS trốn ra nước ngoài, xin tị nạn ở nước ngoài nhằm tạo ra một cuộc khủng hoảng về vấn đề di cư, bóp méo hình ảnh, hạ thấp uy tín của Việt Nam.
Bên cạnh đó, họ lợi dụng các diễn đàn quốc tế, đa phương để đưa vấn đề người Thượng ở Tây Nguyên, vận động các nước can thiệp, gây sức ép với Việt Nam.
Chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam là củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên cơ sở bảo đảm các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ nhau cùng phát triển. Tính đến tháng 10-2020, chúng ta đang triển khai 118 chính sách ở vùng DTTS và miền núi. Trong đó, 54 chính sách trực tiếp cho các đồng bào DTTS, vùng DTTS và miền núi; 64 chính sách chung có ưu tiên cho đồng bào các DTTS.
Cùng với các chính sách chung, Đảng, Nhà nước ta cũng đã có những chính sách đặc thù áp dụng riêng với khu vực Tây Nguyên, trong đó có Kết luận số 65-KL/TW ngày 30-10-2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về công tác dân tộc trong tình hình mới và Kết luận số 12-KL/TW ngày 24-10-2011 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 18-1-2001 của Bộ Chính trị (khóa IX) về phát triển vùng Tây Nguyên thời kỳ 2011-2020. Thời gian qua, khu vực Tây Nguyên đã có những sự phát triển đáng ghi nhận, toàn diện về mọi mặt; tình trạng nghèo nàn, lạc hậu từng bước được đẩy lùi, an ninh, quốc phòng được củng cố.
Về phát triển kinh tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế của các tỉnh Tây Nguyên giữ ở mức khá, đời sống người dân được cải thiện. Trong giai đoạn 2015-2020, Đắk Lắk đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình 9,13%/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 2,87%/năm và Kon Tum là 9,7%, 4,05%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình của Gia Lai là 7,93%/năm, tỷ lệ hộ nghèo từ 19,71% năm 2015 giảm còn dưới 4,5% vào cuối năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS từ 40,1% giảm còn dưới 6,25%. Tại Đắk Nông, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 8,02%/năm, tỉ lệ hộ nghèo giảm 12,26% so với năm 2016; tại Lâm Đồng, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân là tăng 8,0%/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm sâu, toàn tỉnh hiện còn 1,75%.
Về văn hoá, xã hội, thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2011-2020, Đảng, Nhà nước và các địa phương đã thực hiện nhiều chính sách, giải pháp đồng bộ để phát triển giáo dục nói chung và phát triển giáo dục trong vùng đồng bào DTTS nói riêng như: chính sách miễn, giảm học phí, triển khai các trường dân tộc nội trú, hỗ trợ gạo cho học sinh bán trú và học sinh DTTS ở khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, ưu tiên cộng điểm cho học sinh dân tộc khi thi tuyển đại học, cao đẳng… Các tỉnh Tây Nguyên đã chủ động nghiên cứu, triển khai nhiều chương trình, đề án hỗ trợ đối với đồng bào DTTS mang tính đặc thù của địa phương nhằm phát triển giáo dục như: Quyết định số 143/QĐ-UB ngày 26-1-2010 của UBND tỉnh Đắk Nông về chính sách hỗ trợ kinh phí cho học sinh, sinh viên người DTTS tỉnh Đắk Nông; Nghị quyết số 31/2016/NQ-HĐND ngày 6-9-2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Nông về việc ban hành chính sách hỗ trợ học sinh, sinh viên DTTS thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo tỉnh Đắk Nông từ năm học 2016-2017 đến năm học 2020-2021; tỉnh Đắk Lắk triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ cho học sinh ở các trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú, học sinh học tiếng Ê-đê, giáo viên dạy tiếng Ê-đê, thực hiện chính sách hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh nghèo… Các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao được quan tâm đầu tư. Nhiều giá trị văn hóa của các dân tộc được khôi phục, bảo tồn và phát huy. Đời sống tôn giáo, tín ngưỡng của đồng bào được tôn trọng.
Hiện nay, khu vực Tây Nguyên vẫn còn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp: đời sống của một bộ phận nhân dân còn khó khăn; tư tưởng “hẹp hòi dân tộc”, "tự ti dân tộc" vẫn tồn tại trong một bộ phận đồng bào DTTS; sự phân hoá giàu - nghèo có xu hướng gia tăng; hủ tục, tập quán lạc hậu, mê tín dị đoan vẫn tồn tại, chậm được khắc phục… Đây là những vấn đề các thế lực thù địch sẽ tập trung lợi dụng để xuyên tạc, kích động hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước. Vì vậy, cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:
Thứ nhất, đẩy mạnh việc nghiên cứu, tổng kết, đánh giá hiệu quả của các chủ trương, chính sách phát triển vùng Tây Nguyên và các chính sách liên quan đến công tác dân tộc, từ đó kịp thời sửa đổi, bổ sung các giải pháp, chính sách mới sát hợp với thực tiễn. Xây dựng kế hoạch, lộ trình chi tiết thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội khoá XIV về phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 góp phần nâng cao đời sống của bà con đồng bào.
Thứ hai, tăng cường tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề dân tộc và công tác dân tộc nói chung cũng như các chủ trương, chính sách phát triển khu vực Tây Nguyên nói riêng tạo sự đồng thuận trong xã hội, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, phát huy tinh thần trách nhiệm của bà con đồng bào trong việc xây dựng và phát triển quê hương.
Thứ ba, triển khai đồng bộ các giải pháp để phát triển vùng Tây Nguyên, trong đó tập trung vào việc tạo kế sinh nhai bền vững cho bà con đồng bào DTTS. Chú trọng việc giải quyết những mẫu thuẫn liên quan đến vấn đề đất đai, tình trạng thiếu đất sản xuất, đất ở, nhà ở, nước sinh hoạt của đồng bào; tận dụng tối đa mọi nguồn lực, phát huy lợi thế và tiềm năng sẵn có để phát triển nền kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa, phù hợp với văn hóa, tập quán từng dân tộc. Phát huy vai trò làm chủ của đồng bào trong xây dựng đời sống văn hóa xã hội, chú trọng bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS.
Thứ tư, nhận diện chính xác, kịp thời ngăn chặn, đấu tranh, phản bác các thông tin sai trái, xuyên tạc chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước. Đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, xây dựng vững chắc thế trận “an ninh nhân dân” và “quốc phòng toàn dân”, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, không để kẽ hở để kẻ địch có thể lợi dụng. Thực hiện nghiêm phương châm “an ninh chủ động”, nắm tình hình từ xa, từ sớm, kịp thời giải quyết các mâu thuẫn ngay từ cơ sở, không để xảy ra “điểm nóng”, “điểm phức tạp” về an ninh trật tự.
Thứ năm, xây dựng hệ thống chính quyền cơ sở trong sạch, vững mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, gần dân, sát dân; chú trọng xây dựng cán bộ, nhất là cán bộ chủ chốt là người DTTS; thực hiện nghiêm công tác xây dựng, chỉnh đốn đảng, kiên quyết loại bỏ khỏi bộ máy những cán bộ quan liêu, hách dịch, xa dân, không trong sạch, thiếu tinh thần trách nhiệm để củng cố niềm tin của đồng bào vào hệ thống chính quyền. Đẩy mạnh việc phát triển đảng viên là người DTTS, xây dựng tổ chức đảng về đến từng buôn làng, đặc biệt là những khu vực trọng điểm, vùng biên giới, vùng đặc biệt khó khăn.
Thứ sáu, bảo đảm các quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng của đồng bào Tây Nguyên theo đúng quy định của pháp luật, tránh để bên ngoài lợi dụng xuyên tạc chinh sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta.
Trần Anh TúCông an huyện Sóc Sơn (Hà Nội)
Việt Nam có 54 dân tộc sinh sống trải dài trên khắp cả nước. Trong đó một dân tộc thiểu số sống ở Tây Nguyên là đông dân số nhất.
Dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên đông dân số nhất
Hỏi: Dân tộc thiểu số nào có dân số đông nhất Tây Nguyên?
Người Gia Rai (hay JRai) là một trong 54 dân tộc của Việt Nam, cư trú chủ yếu ở các tỉnh Gia Lai, Kon Tum và phía bắc tỉnh Đăk Lăk. Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 cho thấy, cộng đồng này có trên 411.000 người, là dân tộc thiểu số có số dân đông nhất Tây Nguyên.
Gia đình người Gia Rai theo chế độ gì?
Dân tộc Gia Rai theo truyền thống mẫu hệ, phụ nữ tự do lựa chọn người yêu và chủ động việc kết hôn. Khi cô gái có tình ý với ai đó, gia đình sẽ nhờ người mai mối đến nhà trai hỏi ý. Nếu được chấp thuận, nhà gái sẽ đưa sang một vòng tay cầu hôn, chọn ngày, chuẩn bị lễ vật rồi tổ chức đám cưới.
Sau lễ cưới, chàng trai người Gia Rai về ở nhà vợ, không được thừa kế tài sản. Trái lại, con gái lấy chồng lần lượt tách khỏi cha mẹ ra ở riêng, được phân chia một phần tài sản. Con cái người Gia Rai đều theo họ mẹ. Ngoài xã hội, đàn ông đóng vai trò quan trọng, nhưng trong nhà phụ nữ có ưu thế hơn.
Cách dựng nhà khác biệt của người Gia Rai
Cách dựng nhà sàn của người Gia Rai có điểm gì đặc biệt?
D. Không dùng bất cứ kim loại nào
D. Không dùng bất cứ kim loại nào
Theo tài liệu của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, nét độc đáo trong dựng nhà của người Gia Rai là "không dùng đến một chiếc đinh sắt hay dây kim loại". Khi làm nhà mới hay sửa chữa, kể cả nhà ở và nhà rông, người dân không dùng cưa hay đục mà sử dụng duy nhất chiếc búa có lưỡi ở cả hai đầu, lưỡi to dùng để chặt, vạc; lưỡi nhỏ để đục, dùi lỗ...
Nhà mồ của người Gia Rai có nét đặc trưng gì?
C. Có rất nhiều tượng gỗ hình trai gái giao hoan
C. Có rất nhiều tượng gỗ hình trai gái giao hoan
Tài liệu của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cũng cho biết, thông thường quanh mỗi nhà mồ người Gia Rai có 27 tượng gỗ nhô lên nối tiếp liền với những cột chính, để liên kết với hàng trăm khúc gỗ tròn nhỏ dựng thành hàng rào.
Tượng gỗ được gọt đẽo thô sơ, giản lược trong đường nét, hình khối, có tính gợi tả chứ không cặn kẽ chi tiết. Nội dung tượng gỗ phong phú, phản ánh đầy đủ và chân thực cuộc sống của người dân tộc Gia Rai, đặc biệt là thể hiện sự sinh sôi nảy nở của một cuộc sống ở bên kia thế giới qua hình ảnh nam nữ giao hoan.
Người Gia Rai thực hiện lễ tạ ơn cho cha mẹ
Người Gia Rai thực hiện lễ tạ ơn cha mẹ khi nào?
D. Khi cha mẹ còn sống và người con đã lập gia đình
D. Khi cha mẹ còn sống và người con đã lập gia đình
Theo tài liệu của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, những người con dân tộc Gia Rai sau khi lập gia đình, việc phấn đấu đầu tiên không phải xây được căn nhà to hay mua được xe đắt tiền mà là chuẩn bị tài sản để làm lễ Tạ ơn cha mẹ mình trước dân làng, người thân quen. Đây là nét đẹp mang đậm tính truyền thống và giá trị nhân văn sâu sắc của cộng đồng.