Công ty TNHH Thuận Phong được thành lập năm 2002, diện tích 3,2 hecta tọa lạc tại KCN Mỹ Tho, xã Trung An, TP Mỹ Tho, Tiền Giang. Công ty chuyên sản xuất bánh phở, hủ tiếu, bún gạo, bánh hỏi, và bánh tráng dùng cuốn gỏi cuốn và chả giò…
Công ty TNHH Thuận Phong được thành lập năm 2002, diện tích 3,2 hecta tọa lạc tại KCN Mỹ Tho, xã Trung An, TP Mỹ Tho, Tiền Giang. Công ty chuyên sản xuất bánh phở, hủ tiếu, bún gạo, bánh hỏi, và bánh tráng dùng cuốn gỏi cuốn và chả giò…
Công nghệ chế biến thủy sản là ngành đào tạo kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành thuộc các lĩnh vực thu mua, kiểm tra, đánh giá chất lượng nguyên liệu, sản phẩm và chế biến sản phẩm thủy sản phục vụ xuất khẩu và cho các hệ thống siêu thị nhà hàng trong nước. Cụ thể,người học được trang bị các khối kiến thức về hóa sinh học thủy sản, nguyên liệu thủy sản và công nghệ sau thu hoạch, công nghệ chế biến sản phẩm thủy sản đông lạnh, sản phẩm thủy sản cao cấp, nước mắm và sản phẩm khô thủy sản, công nghệ surimi và sản phẩm tái cấu trúc, đồ hộp thủy sản, công nghệ rong biển và khoa học biển, nhóm môn học kiểm tra và đánh giá chất lượng nguyên liệu, chất lượng sản phẩm và nhóm các môn học về quản lý sản xuất và thương mại thủy sản.
🔶 Nhân lực trình độ đại học cho ngành Công nghệ chế biến thủy sản, cán bộ kỹ thuật có kiến thức chuyên sâu ngành làm việc tại các doanh nghiệp sản xuất, chế biến và kinh doanh thủy sản;
🔶 Kỹ sư tốt nghiệp có nền tảng căn bản, có thể tự học tập nâng cao trình độ, có thể tham gia nghiên cứu khoa học, tham gia đào tạo chuyên môn ngành Công nghệ chế biến thủy sản;
🔶 Người học có kiến thức cơ bản có thể tham gia về quản lý, điều hành hoạt động chuyên môn Công nghệ chế biến thủy sản;
🔶 Cá nhân có khả năng tự khởi nghiệp, tự phát triển kinh tế thủy sản, quản lý doanh nghiệp sản xuất và thương mại thủy sản.
🔰 Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc ở những vị trí như:
🔶 Cán bộ kỹ thuật tại các doanh nghiệp sản xuất, chế biến và kinh doanh thủy sản (đông lạnh, đồ hộp, hàng khô, cơ sở chế biến nước mắm, bột cá, dầu cá, sản phẩm giá trị gia tăng, surimi...), các cơ quan/tổ chức phân tích, kiểm định chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản.
🔶 Cán bộ quản lý tại các Ban quản lý khu công nghiệp - khu chế xuất, các khu công nghiệp và khu chế xuất; các sở Khoa học và công nghệ; các sở Thủy sản trong cả nước.
🔶 Nghiên cứu viên trong các viện nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực Công nghệ chế biến thủy sản;
🔶 Cán bộ tham gia đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên ngành Công nghệ chế biến thủy sản;
🔶 Cá nhân sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế thủy sản.
1. Xét tuyển học bạ THPT các năm.
2. Xét tuyển thí sinh theo kết quả điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024.
3. Xét tuyển thí sinh theo kết quả điểm bài thi ĐGNL ĐHQG - HCM năm 2024.
4. Xét tuyển thẳng theo Quy chế tuyển sinh đại học của Bộ Giáo dục & Đào tạo.
4. MÔN HỌC TIÊU BIỂU VÀ TỐ CHẤT PHÙ HỢP VỚI NGÀNH
🔰 Các môn học chuyên ngành tiêu biểu
🔶 Nguyên liệu thủy sản và công nghệ sau thu hoạch
🔶 Công nghệ sản phẩm thủy sản giá trị gia tăng
🔶 Công nghệ chế biến sản phẩm thủy sản truyền thống
🔶 Kiểm tra và đánh giá chất lượng sản phẩm thủy sản
🔶 Công nghệ surimi và sản phẩm tái cấu trúc
🔶 Các môn thực hành tay nghề và thực hành công nghệ chế biến sản phẩm thủy sản tại doanh nghiệp.
🔶 Công nghệ sản xuất các sản phẩm kỹ thuật và y dược từ nguyên liệu thủy sản
🔶 Vận hành, sửa chữa máy và thiết bị lạnh
🔶 Phụ gia thực phẩm thủy sản an toàn
🔶 Sản xuất sạch hơn trong chế biến thủy sản
🔶 Máy và thiết bị chế biến thủy sản
🔰 Những tố chất phù hợp với ngành
🔸 Có khả năng tư duy logic, khả năng phân tích và tổng hợp
🔸 Làm việc độc lập, sáng tạo và khả năng làm việc nhóm
🔸 Năng khiếu về khoa học tự nhiên và khoa học kỹ thuật
🔸 Yêu thích nghiên cứu, học tập và vận dụng khoa học vào thực tiễn, đặc biệt lĩnh vực chế biến thủy sản.
🔸 Có tính tổ chức và kỷ luật làm việc tốt.
🔸 Được đào tạo chuyên môn kỹ thuật theo yêu cầu của nhà tuyển dụng.
🔸 Được hỗ trợ giới thiệu việc làm trong thời gian học và sau khi tốt nghiệp tại các Công ty Việt Nam hoặc làm việc tại thị Trường Nhật Bản.
🔸 Được tham gia các lớp kỹ năng mềm; Các lớp đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp của trường tổ chức.
🔸 Được hưởng các chế độ ưu đãi dành cho người học theo quy chế của Trường Đại học công lập.
🔸 Thời gian đào tạo: 4 năm (Cấp bằng kỹ sư).
Để biết thêm thông tin tuyển sinh, liên hệ ngay:
10301: Sản xuất nước ép từ rau quả
Sản xuất nước ép không cô đặc từ các loại rau và quả, không lên men và không chứa cồn.
– Sản xuất nước ép hỗn hợp từ rau và quả.
10309: Chế biến và bảo quản rau quả khác
– Chế biến thực phẩm chủ yếu là rau quả, trừ các thức ăn đã chế biến sẵn để lạnh;
– Bảo quản rau, quả, hạt bằng phương pháp đông lạnh, sấy khô, ngâm dầu,…
– Chế biến mứt sệt, mứt đóng khuôn và mứt dạng nước (thạch hoa quả);
– Chế biến và bảo quản khoai tây như: chế biến khoai tây làm lạnh; chế biến khoai tây nghiền làm khô; chế biến khoai tây rán; chế biến khoai tây giòn và chế biến bột khoai tây;
– Chế biến thức ăn từ hạt và thức ăn sệt.
– Bóc vỏ hạt điều, bóc vỏ đậu phộng;
– Chế biến các thực phẩm cô đặc từ rau quả tươi;
– Sản xuất thực phẩm từ rau quả dễ hỏng làm sẵn như: sa lát, rau đã cắt hoặc gọt, đậu để đông.
– Chế biến bột hoặc thức ăn từ hạt khô được phân vào nhóm 1061 (Xay xát và sản xuất bột thô);
– Bảo quản quả và hạt trong đường được phân vào nhóm 10730 (Sản xuất ca cao, sôcôla và mứt kẹo);
– Sản xuất các phần ăn sẵn từ rau được phân vào nhóm 10759 (Sản xuất món ăn, thức ăn chế biến sẵn khác);
– Sản xuất các thực phẩm cô đặc nhân tạo được phân vào nhóm 10790 (Sản xuất thực phẩm khác chưa được phân vào đâu)
Theo quy định tại Điều 2 Điều lệ của Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu Thủy sản Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 101/2005/QĐ-BNV quy định như sau:
Đối chiếu quy định trên, như vậy, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam là tổ chức tự nguyện của các doanh nghiệp, các tổ chức sự nghiệp và các nhà quản lý hoạt động trong lĩnh vực chế biến và xuất nhập khẩu thủy sản của Việt Nam.
Hiệp hội được thành lập nhằm mục đích phối hợp, liên kết hoạt động của các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản, giúp nhau nâng cao giá trị, chất lượng, khả năng cạnh tranh của các sản phẩm thủy sản Việt Nam, phát triển tạo nguồn nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu thủy sản, đại diện và bảo vệ lợi ích chính đáng, hợp pháp của các hội viên.
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam là tổ chức gì? Hiệp hội có tư cách pháp nhân không? (Hình từ Internet)
Các phương pháp bảo quản nông sản phổ biến bao gồm sấy khô, đông lạnh, đóng gói chân không, sử dụng chất bảo quản và phương pháp lên men. Mỗi phương pháp có ưu điểm riêng và được áp dụng tùy thuộc vào loại nông sản và mục đích sử dụng.
Để đảm bảo chất lượng sản phẩm, cần thực hiện các quy trình kiểm tra và giám sát chặt chẽ từ khâu nguyên liệu đầu vào, quá trình chế biến cho đến sản phẩm cuối cùng. Sử dụng các công nghệ tiên tiến và tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm cũng là yếu tố quan trọng để đảm bảo chất lượng sản phẩm
Căn cứ Điều 3 Điều lệ của Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu Thủy sản Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 101/2005/QĐ-BNV quy định như sau:
Theo đó, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam có tư cách pháp nhân, độc lập về tài chính và được mở tài khoản tại Ngân hàng.