Tương tự như hóa đơn giấy, khi sử dụng hóa đơn điện tử, kế toán khó tránh khỏi một số trường hợp phải điều chỉnh hóa đơn điện tử do sai sót thông tin. Tùy từng trường hợp cách xử lý sẽ khác nhau. Kế toán có thể tham khảo các thông tin dưới đây để thực hiện nghiệp vụ điều chỉnh theo quy định.
Tương tự như hóa đơn giấy, khi sử dụng hóa đơn điện tử, kế toán khó tránh khỏi một số trường hợp phải điều chỉnh hóa đơn điện tử do sai sót thông tin. Tùy từng trường hợp cách xử lý sẽ khác nhau. Kế toán có thể tham khảo các thông tin dưới đây để thực hiện nghiệp vụ điều chỉnh theo quy định.
Căn cứ theo Công văn số 3441/TCT-CS ngày 29/8/2019 của Tổng cục Thuế, trường hợp hóa đơn điện tử đã lập, phát hiện sai sót trước khi gửi cho người mua, người bán thực hiện hủy hóa đơn điện tử sai sót, lập lại hóa đơn điện tử mới để gửi cho người mua. Thực hiện điều chỉnh thông tin sai sót trên hóa đơn điện tử, kế toán cần lưu ý:
Trái ngược với trường hợp sai sót về thông tin, nội dung, các lỗi sai sót về con số kế toán cần thực hiện điều chỉnh tăng/giảm:
Trường hợp hóa đơn sai sót đã kê khai thuế, ngoài biên bản điều chỉnh, kế toán cần lập cả hóa đơn điều chỉnh.
Trường hợp này không xảy ra sai sót về số tiền nên kế toán không thể điều chỉnh tăng/giảm mà cần điều chỉnh nội dung thông tin:
Trường hợp hóa đơn điện tử đã gửi cho người mua, kế toán cần căn cứ vào một số tiêu chí sau đây để có cách xử lý đúng quy định:
Căn cứ vào thời điểm phát hiện sai sót, việc kê khai thuế và nội dung sai sót để xử lý phù hợp.
Tùy theo lỗi sai sót trên hóa đơn điện tử mà kế toán cần sử dụng các mẫu biên bản điều chỉnh khác nhau. Một số mẫu biên bản điều chỉnh về giá, tên công ty, địa chỉ công ty, mẫu biên bản áp dụng chung cho các trường hợp:
Mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử GTGT.
Mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử sai sót về địa chỉ và tên công ty. Mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử sai giá.
Khi lập biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử, kế toán cần lưu ý:
Với những thông tin trên đây, kế toán có thể tham khảo để thực hiện điều chỉnh hóa đơn điện tử trong các trường hợp sai sót. Ngoài ra, kế toán cần lưu ý một số vấn đề liên quan đến lỗi sai, thời điểm phát hiện sai sót, hóa đơn sai sót đã kê khai thuế hay chưa, đã giao hàng hay chưa giao hàng để đưa ra cách điều chỉnh hóa đơn phù hợp. Để nhận thêm tư vấn thêm về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice hoàn toàn miễn phí, Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ: CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN
Đến thời điểm hiện tại, 100% tổ chức, doanh nghiệp đã đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử. Mặc dù giúp hạn chế được nhiều sai sót không đáng có so với hóa đơn giấy nhưng việc mắc phải những lỗi sai trong lúc lập hóa đơn điện tử là điều không thể tránh khỏi.
Trong năm 2022, Chính phủ đã ban hành Nghị Định 15/2022/NĐ-CP quy định chính sách miễn, giảm thuế cho doanh nghiệp. Trong giai đoạn từ 01/07/2023 đến 31/12/2023 các doanh nghiệp lại tiếp tục được áp dụng chính sách miễn, giảm thuế GTGT theo Nghị định 44/2023/NĐ-CP.
Mặc dù đã áp dụng Nghị định về giảm thuế trong thời gian dài, nhưng việc xác định đúng mức thuế suất của hàng hóa, dịch vụ vẫn đang là vấn đề gây khó khăn cho nhiều doanh nghiệp. Với những doanh nghiệp có số lượng hóa đơn bán ra mỗi tháng rất lớn, chỉ cần xác định sai thuế suất sẽ ảnh hưởng nhiều đến số thuế đầu ra và công tác xử lý hóa đơn sai xót.
Có rất nhiều những doanh nghiệp lớn số lượng hóa đơn của một khách hàng phát sinh hàng tháng lên tới hàng trăm, hàng nghìn tờ. Việc xác định sai thuế suất khiến cho DN phải điều chỉnh/thay thế hàng hoạt. Không những tốn rất nhiều số lượng hóa đơn, còn rất tốn thời gian khi xử lý các hóa đơn này. Vậy trong trường hợp nêu trên có phương án xử lý nào giúp doanh nghiệp tối ưu thời gian và chi phí hơn không? Các bạn có thể tham khảo các hướng dẫn sau đây nhé.
1. Trong giai đoạn trước Cục thuế Bình Định đã có công văn số 1850/CTBDI-TTHT NGÀY 05/07/2022 hướng dẫn cho Công ty CP Dịch vụ Công nghiệp Hàng Hải gặp trường hợp tương tự như trên.
Doanh nghiệp đã xác định thuế đầu ra của dịch vụ sản xuất khí công nghiệp và mặt hàng khí công nghiệp có mã ngành cấp 5 là 20111 như: Hyđrô, Ni tơ, Ô xy và khí hiếm khác; Cacbon điôxit và hợp chất khí Ôxy vô cơ khác của á kim; Khí lỏng và khí nén; mặt hàng “đất đèn” có công thức hóa học là CaC2 là 10% (không được giảm thuế theo Nghị Định 15/2022)
Tuy nhiên, ngành nghề này lại được áp dụng thuế suất Thuế giá trị gia tăng 8% như công văn trả lời của Cục Thuế Bình Định số 941/CTBDI-TTHT ngày 06/4/2022 và 1179/CTBDI-TTHT ngày 29/4/2022.
Do vậy, trong tháng 2 và 3 năm 2022, đơn vị đã xuất hóa đơn và kê khai theo thuế suất 10%, DN cần phải có văn bản thỏa thuận với người mua để xuất hóa đơn điều chỉnh theo thuế suất 8% và kê khai bổ sung theo quy định. Do lượng hóa đơn phải xuất điều chỉnh rất nhiều (1000 hóa đơn/tháng), trường hợp ứng dụng hóa đơn tại đơn vị cho phép lập bảng kê theo từng khách hàng, mỗi khách hàng xuất 01 hóa đơn điều chỉnh theo bảng kê cho nhiều hóa đơn thì đơn vị được xuất hóa đơn điều chỉnh theo bảng kê.
=> Có thể thấy Cục Thuế Tỉnh Bình Định cho phép Doanh nghiệp hóa hóa đơn điều chỉnh kèm bảng kê các hóa đơn cần điều chỉnh do số lượng hóa đơn điều chỉnh này quá nhiều.
2. Mới đây, Tổng Cục Thuế có công văn số 2897/TCT-CS ngày 12/07/2023 trả lời cho Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc
Căn cứ các quy định trên, trường hợp Công ty Honda Việt Nam đã lập hóa đơn và đã kê khai theo mức thuế suất GTGT chưa được giảm đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc diện được giảm thuế theo Nghị định số 15/2022/NĐ-CP thì Công ty thực hiện xử lý hóa đơn có sai sót theo quy định.
Công ty Honda Việt Nam lập hóa đơn điện tử (theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, Thông tư 78/2021/TT-BTC) để điều chỉnh hoặc thay thế cho nhiều hóa đơn đã lập có sai sót của cùng người mua hàng. Tại nội dung “tên hàng hóa, dịch vụ” trên hóa đơn điện tử điều chỉnh hoặc thay thế các hóa đơn đã lập có sai sót liệt kê cụ thể ký hiệu mẫu số, ký hiệu hóa đơn, số hóa đơn, ngày tháng năm của tất cả các hóa đơn bị điều chỉnh hoặc thay thế (thể hiện bằng dòng chữ “điều chỉnh hoặc thay thế cho các hóa đơn: ký hiệu mẫu số…, ký hiệu hóa đơn…., số hóa đơn.., ngày… tháng… năm).
=> Tổng Cục Thuế cũng hướng dẫn cho phép DN được lập hóa đơn điều chỉnh/thay thế cho nhiều hóa đơn có sai sót của cùng một người mua hàng. Tại phần nội dung DN phải liệt kê cụ thể ký hiệu mẫu số, ký hiệu hóa đơn, số hóa đơn, ngày tháng năm của tất cả các hóa đơn bị điều chỉnh.
Do đó, nếu doanh nghiệp các bạn gặp trường hợp tương tự, các bạn cũng có thể gửi công văn đến Cục thuế quản lý để được hướng dẫn nhé.
Các bạn có thể tham khảo công văn của Cục thuế Bình Định tại bài viết sau đây nhé:
http://danketoan.com/threads/lo-xuat-hoa-don-10-cho-hang-hoa-duoc-giam-8-dn-duoc-lap-hoa-don-dieu-chinh-kem-bang-ke.287977/
http://danketoan.com/threads/doanh-nghiep-co-the-lap-mot-hoa-don-dieu-chinh-cho-nhieu-hoa-don-sai-sot.294096/
Các bạn có thể tham khảo dịch vụ của VinaTas – Đại lý Thuế theo đường link sau:
Kênh học phần mềm dành cho người mới bắt đầu cùng nhiều video tình huống, mẹo, chia sẻ kinh nghiệm sử dụng phần mềm được MISA phát hành thường xuyên.