Thứ Hai 07:30–12:00, 13:00–16:30
Thứ Hai 07:30–12:00, 13:00–16:30
370 Lê Hồng Phong, Phường 1, Quận 10
Thời gian hoạt động: 08h00-18h00 (Thứ Hai - Chủ Nhật)
Từ phố Giảng Võ qua Phòng thuế trước bạ đến khu tập thể gần hồ Thành Công đến cuối phố Vũ Ngọc Phan và Trường Tiểu học Nam Thành Công, cắt ngang qua phố Huỳnh Thúc Kháng.
Đường Nguyên Hồng dài 850m, rộng 7m.
Đoạn đầu phố là đất làng Thành Công (xem mục Thành Công), đoạn cuối phố là đất làng Láng Hạ (xem mục Láng Hạ).
Nay thuộc hai phường Thành Công, quận Ba Đình và phường Láng Hạ, quận Đống Đa.
Nguyên Hồng (1918-1982) nhà văn Việt Nam, họ Nguyễn, sinh ở phố Hàng Cau, Nam Định, sống làm việc ở Hải Phòng, tham gia đoàn Thanh nien dân chủ, viết báo. Pháp bắt giam ở trại Bắc Mê (1939-1942). Ra tù, tham gia Văn hóa cứu quốc. Trong kháng chiến công tác ở Hội văn nghệ Việt Nam, làm biên tập ở tạp chí Văn nghệ. Năm 1970 về hưu, sống ở Yên Thế - Bắc Giang, sáng tác cho đến khi mất. Ông là nhà văn sớm nhất của dòng hiện thực phê phán: Bỉ vỏ (1936), Những ngày thơ ấu (1938) và nhiều truyện ngắn in trong Bảy Hựu (1941), Miếng bánh (1945). Sau hòa bình, ông viết bộ Cửa biển, tiểu thuyết trường thiên giá trị gồm 4 cuốn: Sóng gầm, Cơn bão đã đến, Thời Kỳ đen tối, Khi đứa con ra đời.
Ông mất tại Yên Thế - Bắc Giang.
Chuyên viên tư vấn bất động sản cho Thuê - bán nhà - chung cư căn hộ - đất nền tại quận lê chân,ngô quyền,hồng bàng,hải an, dương kinh, kiến an, huyện an dương - hải phòng. << xem thêm >>
Đường Lê Văn Lương dài 1.520m, rộng 40m. Từ đầu cầu Hòa Mục (đường Láng Hạ kéo dài) đến đường Khuất Duy Tiến.
Đường Lê Văn Lương dài 1.520m, rộng 40m.
Từ đầu cầu Hòa Mục (đường Láng Hạ kéo dài) đến đường Khuất Duy Tiến.
Đường đi qua Viện Kiểm sát nhân dân quận Thanh Xuân, trụ sở Kho bạc Nhà nước, Tòa án nhân dân quận Thanh Xuân và các khu chung cư cao tầng. Điểm cuối là Xí nghiệp M32 của Ban Cơ yếu Chính phủ.
Đất xã Trung Hòa và Nhân Chính, huyện Từ Liêm trước đây.
Nay thuộc phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy và phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân.
Tên đường mới đặt tháng 8/2005.
Lê Văn Lương (1912 - 1995), tên thật là Nguyễn Công Miều quê ở xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Do sớm giác ngộ cách mạng, năm 1927 ông tham gia Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. Tháng 1/1930 gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương và vào Nam hoạt động “vô sản hóa” trong phong trào công nhân Sài Gòn. Tháng 3/1931, ông bị thực dân Pháp bắt giam ở khám lớn Sài Gòn, rồi bị chúng kết án tử hình. Sau đó do phong trào đấu tranh của các lực lượng tiến bộ buộc thực dân Pháp phải giảm án xuống chung thân khổ sai, đày đi Côn Đảo.
Trong tù ông tiếp tục hoạt động, tham gia Ban chấp hành Đảng bộ nhà tù Côn Đảo. Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, ông được đón về Nam Bộ, được cử làm Ủy viên dự khuyết Xứ ủy Nam Bộ. Tháng 1/1946, ông được điều động ra miền Bắc phụ trách báo “Sự thật”, nhà xuất bản Sự thật. Từ năm 1947 ông được phân công giữ chứng Bí thư Văn phòng Thường vụ Trung ương Đảng. Năm 1951, được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị. Năm 1954 là Thứ trưởng Bộ Nội vụ. Năm 1956 được chỉ định làm Bí thư Khu ủy Tả Ngạn. Năm 1957 ông là Trưởng ban Tổ chức Trung ương.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III (1960) ông được bầu vào Ban chấp hành Trung ương. Thường trực Ban Bí thư. Năm 1973 kiêm Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng. Từ năm 1976 đến năm 1985, ông được tái bầu vào Ban chấp hành Trung ương, là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội. Ông được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng năm 1989, và nhiều huân chương cao quý khác.