(Baothanhhoa.vn) - Quảng Trị năm 1972 là đất của bom pháo và chết chóc. Đã có biết bao tác phẩm viết về mảnh đất anh hùng và đau thương ấy. Từ đất lửa Quảng Trị, xuất hiện thế hệ các nhà văn, nhà thơ mặc áo lính, như Anh Ngọc, Nguyễn Thụy Kha, Hoàng Nhuận Cầm, Nguyễn Trung Thu, Nguyễn Đức Mậu, Trần Lê An, Nguyễn Hồng Hà... những người đã sống chiến đấu ở chiến trường ác liệt này.
(Baothanhhoa.vn) - Quảng Trị năm 1972 là đất của bom pháo và chết chóc. Đã có biết bao tác phẩm viết về mảnh đất anh hùng và đau thương ấy. Từ đất lửa Quảng Trị, xuất hiện thế hệ các nhà văn, nhà thơ mặc áo lính, như Anh Ngọc, Nguyễn Thụy Kha, Hoàng Nhuận Cầm, Nguyễn Trung Thu, Nguyễn Đức Mậu, Trần Lê An, Nguyễn Hồng Hà... những người đã sống chiến đấu ở chiến trường ác liệt này.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, những người lính Trường Sơn đã vượt qua “mưa bom, bão đạn” của quân thù để “Xẻ dọc Trường sơn đi cứu nước”.
9h37p sáng 31/1, nghệ sĩ, nhà giáo nhân dân Thái Thị Liên đã qua đời ở Hà Nội do tuổi cao sức yếu, hưởng thọ 106 tuổi.
Nghệ sĩ, Nhà giáo Nhân dân Thái Thị Liên sinh năm 1918, là giảng viên piano đầu tiên của trường âm nhạc Việt Nam và cũng là người có công lớn với nền giáo dục âm nhạc Việt Nam.
Bà là một trong những người sáng lập nên Học viện Âm nhạc Quốc gia, đào tạo nhiều giảng viên, nghệ sĩ thành danh.
Bà cũng chính là cô giáo đầu tiên và là người truyền đam mê âm nhạc cho hai con là NSND Trần Thu Hà (nguyên Giám đốc Học viện Âm nhạc quốc gia) và NSND Đặng Thái Sơn - nghệ sĩ piano số 1 Việt Nam, người Việt đầu tiên đoạt giải F.Chopin năm 1980.
Nghệ sĩ, Nhà giáo Nhân dân Thái Thị Liên đã ra đi nhưng ký ức đẹp đẽ về cô giáo vẫn vẹn nguyên trong các học trò Trường Âm nhạc Việt Nam xưa (nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam).
Uốn nắn, dìu dắt nhiều thế hệ thành danh
Bà Nguyễn Thị Phương Chi (nguyên giảng viên Học viện Âm nhạc quốc gia, sinh năm 1939, hiện 84 tuổi) - một trong những học trò piano lứa đầu tiên của nghệ sĩ Thái Thị Liên, chia sẻ với VietNamNet: Bản thân bà cũng là lứa học viên khóa đầu tiên của Trường Âm nhạc Việt Nam hồi năm 1956, khi đó, cô Liên là tổ trưởng bộ môn piano của trường.
“Sau khi đi học từ Tiệp Khắc trở về, cô Liên là người đầu tiên sáng lập ra bộ môn/khoa Piano của trường. Thời điểm đó, những người biết đánh đàn piano cũng chỉ là nghiệp dư tự phát, chứ chưa qua trường lớp”.
Bà Chi cho hay, Nghệ sĩ Thái Thị Liên có tác phong nghiêm túc, lịch thiệp, nghiêm khắc trong công việc.
“Trong quá trình dạy học, cô rất nghiêm khắc và có thể nói “không cho qua” bất cứ một lỗi nào. Những lỗi nhỏ của học trò, cô đều nắn chỉnh chỉn chu. Cô làm việc rất nghiêm túc, khoa học, luôn lên lớp đúng giờ, quan hệ cô trò có trên dưới rõ ràng. Cô rất nhiệt huyết, luôn muốn truyền đạt hết phần kinh nghiệm, kiến thức, chuyên môn của mình cho học trò và luôn được các chuyên gia nước ngoài kính nể”.
Nghiêm khắc trong chuyên môn và dạy học nhưng nghệ sĩ Thái Thị Liên lại là người rất tình cảm trong cuộc sống thường ngày, gần gũi với học trò.
“Cô rất yêu thương học trò, thậm chí coi như con cháu trong nhà. Do đó, chúng tôi rất thích, dù nhiều khi căng thẳng, thậm chí phải khóc trong giờ học bởi cô đòi hỏi rất cao. Cô cũng có những cách truyền đạt cho học trò rất dễ hiểu và tiếp thu. Điều này cũng là những nền tảng cho chúng tôi sau này khi đi dạy học”.
Bà Chi cho hay có được ngày hôm nay cũng nhờ cô Liên uốn nắn bà từ chuyên môn cho đến đời thường.
“Thời đi học, tôi cũng là học sinh giỏi của cô. Thế nhưng, để được học sinh giỏi của cô thực sự cũng vượt qua nhiều nước mắt chứ không hề đơn giản", bà Chi nhớ lại.
NSƯT Trần Thị Tuyết Minh (sinh năm 1944, hiện 79 tuổi) được là học trò của nghệ sĩ Thái Thị Liên giai đoạn từ năm 1961-1963. Trong mắt cô học trò 17-18 tuổi khi đó, nghệ sĩ Thái Thị Liên là một giảng viên nghiêm khắc, nề nếp, tỉ mỉ trong từng hành xử, công việc.
“Cô Liên nghiêm khắc lắm. Thậm chí đi giày đi dép không đúng khi học đàn, cô cũng nói. Từ trẻ đến mãi sau này, cô vẫn luôn chuẩn mực về giờ giấc và cẩn thận lắm.
Ngày trước, làm gì có chân đàn hay chân ghế điều chỉnh độ cao được như bây giờ. Tôi nhỏ người nên thường kê thêm để có thể ngồi cao hơn khi đánh đàn. Có lần, tôi vô ý dùng quyển sách có mặt nhà soạn nhạc Beethoven để kê ngồi lên thì bị cô quát cho một trận”.
Theo bà Minh, nghệ sĩ Thái Thị Liên không chỉ dạy học trò về đàn mà còn dạy bảo đủ thứ về ăn nói, thưa gửi,...
Song, theo bà Minh, sau này nhìn lại, chính những điều đó cũng giúp bà cũng như các bạn của mình có tính kỷ luật, chuẩn mực trong văn hóa ứng xử,...
“Có lẽ cũng vì cô dạy cẩn thận, bài bản, tỉ mỉ cho nên các thế hệ học trò chúng tôi đều có kết quả tốt. Tốt nghiệp, tôi cũng được trường giữ lại làm giảng viên”.
Nghiêm khắc song rất yêu thương học trò
“Có lần, căn nhà của tôi ở khu tập thể bị cháy do chập điện từ nhà bên. Nghe tin, cô gửi tiền và cả sách vở về cho tôi, dù ngày đó ai cũng khó khăn”.
Bà Minh cho hay, cô giáo mình có trí nhớ rất tốt, biết nhiều ngoại ngữ. “Cho đến khi 100 tuổi, cô vẫn thuộc lòng để biểu diễn các bản nhạc. Chúng tôi ở tuổi này theo được cô còn mệt”, bà Minh nói.
Thỉnh thoảng bà Minh cùng các bạn lại gọi nhau về thăm cô.
“Khi chúng tôi đến thăm, cô dù đi không vững nhưng vẫn nói chúng tôi dìu ra đàn piano, lấy một đôi dép riêng để dẫm pedal của đàn. Thói quen chỉn chu với việc chơi đàn vẫn được giữ từ ngày ấy đến bây giờ, khi cô đã lớn tuổi. Ngày trước, cô cũng nghiêm khắc với chúng tôi về việc đó, luôn dặn dò rất cẩn thận từ tư thế ngồi cho đến giày dép khi chơi đàn”.
Bà Minh kể, dù lớn tuổi, song trí nhớ cô rất tốt và thích đánh đàn cho học trò nghe và nghệ sĩ Thái Thị Liên vẫn thường động viên những người học trò của mình tiếp tục chơi đàn dù ở tuổi nào.
Vừa ngồi vào ghế thì bà quát tôi đứng dậy và nghiêm mặt nói: “Tại sao lại ngồi vào mặt người ta”.
Đó là những ký ức của người chiến sỹ Điện Biên Phủ - Đặng Văn Duy (SN 1930), trú thôn Trung Quán, xã Duy Ninh, huyện Quảng Ninh, Quảng Bình - về những ngày gian khó mà hào hùng, đã làm "Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng".
Cách đây 70 năm, người lính pháo binh Đặng Văn Duy khi ấy mới 24 tuổi, đã cùng đồng đội tham gia trận đánh ác liệt vào các cứ điểm ở Điện Biên Phủ, góp phần quan trọng tạo nên chiến thắng "Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu".
Ôn lại kỷ niệm cuộc đời quân ngũ, cụ Duy tâm sự, năm 1949, khi vừa tròn 19 tuổi, cũng như bao trai tráng cùng thời, chàng trai trẻ Đặng Văn Duy lên đường nhập ngũ, tham gia huấn luyện, chiến đấu tại đơn vị bộ đội địa phương ở Quảng Bình.
Sau khi tham gia trận đánh Xuân Bồ (Xuân Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình), cụ Duy được cử đi học 6 tháng tại phân khu Bình Trị Thiên, được đề bạt làm trung đội phó rồi thuyên chuyển công tác về Đại đoàn 304, một trong những đại đoàn chủ lực tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.
Nay đã ngoài 90 tuổi nhưng cụ Duy vẫn còn minh mẫn. Mỗi khi nhắc lại quá khứ hào hùng một thời ở lòng chảo Điện Biên Phủ, ánh mắt cụ lại ánh lên niềm tự hào, xen lẫn xúc động.
Cụ Duy kể, ngày ấy, bản thân là khẩu đội trưởng của một đơn vị pháo 75mm, thuộc Đại đoàn 304. Đơn vị ông Duy vừa đánh, vừa làm nhiệm vụ nghi binh, nhằm phân tán lực lượng cơ động chiến lược của thực dân Pháp, tạo điều kiện cho các đơn vị tham gia chiến dịch đưa lực lượng, phương tiện đến khu vực thuận lợi.
Nhớ lại cuộc hành trình đưa pháo vào chiến trường Điện Biên Phủ, cụ Duy cho biết, đơn vị của cụ ngày ấy được giao phụ trách khẩu sơn pháo 75mm. Khẩu pháo này nặng khoảng 500kg, đạn mỗi viên nặng 25kg.
Để đưa pháo vào trận địa, đơn vị của cụ Duy phải tháo ra làm nhiều bộ phận nhỏ rồi chia nhau khiêng. Với đạn pháo, các chiến sĩ chẻ ống lồ ô (một loại cây họ tre) kẹp lại, mỗi người 2-3 quả vác vào trận địa. Khi vào trận đánh, các đơn vị pháo binh sẽ được lực lượng dân công hỏa tuyến tiếp tế thêm đạn.
"Thực hiện theo kế hoạch, chúng tôi đưa pháo vào chiếm lĩnh trận địa, chuẩn bị xong xuôi chỉ chờ nổ súng thì nhận lệnh dừng lại, rút pháo ra. Đầu tháng 3/1954 tiếp tục đưa pháo vào, lúc này phải làm lại gần như toàn bộ hệ thống công sự, lá ngụy trang. Khi đơn vị bạn bắn loạt pháo đầu tiên vào các cứ điểm ở Điện Biên Phủ thì chúng tôi cũng khai hỏa", cụ Duy nhớ lại.
Trong quá trình đưa pháo vào, gánh pháo ra, rồi đưa pháo vào, đơn vị của ông Duy được quán triệt sâu sắc và chấp hành nghiêm quyết tâm của Bộ Chỉ huy chiến dịch, vượt qua mọi khó khăn gian khổ, bom đạn địch, thực hiện nhiệm vụ với tinh thần cao nhất.
"Pháo của đơn vị chúng tôi nhỏ di chuyển đã vất vả, với các đơn vị pháo lớn, cả trăm người mới kéo được. Kéo pháo vào đã gian khổ, kéo pháo ra còn quyết liệt hơn, trăm người như một, không ai lo lắng đến tính mạng của mình mà chỉ lo giữ pháo. Rất nhiều đồng đội của tôi đã hy sinh, bị thương trong chiến dịch này", cụ Duy trầm giọng.
Cụ Duy tự hào kể, dưới sự chỉ đạo của cấp trên, các đơn vị pháo binh ở chiến trường Điện Biên Phủ ngụy trang, nghi binh rất khéo. Những trận địa giả được dựng lên, khi pháo ta bắn, các trận địa giả cũng tiến hành đánh thuốc nổ, tạo chớp lửa đầu nòng, khiến cho pháo binh Pháp không thể tìm ra được trận địa pháo của ta.
Trong suốt 56 ngày đêm chiến đấu, lực lượng pháo binh của ta đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ chế áp, tiêu diệt các trận địa pháo binh địch, khống chế sân bay, phá hoại sở chỉ huy, kho tàng, triệt đường tiếp tế của địch và chi viện hiệu quả cho bộ binh thắt chặt vòng vây, tiêu diệt từng cứ điểm, cụm cứ điểm, tiến tới tiêu diệt toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng, Hiệp định Geneve được ký kết, cụ Duy phục viên, trở về địa phương, tham gia huấn luyện dân quân dự bị, kiêm dạy bổ túc văn hóa cho cán bộ.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, theo tiếng gọi của Tổ quốc, cụ Duy tiếp tục tham gia dân công hỏa tuyến, làm nhiệm vụ mở đường, san lấp hố bom trên tuyến đường Hồ Chí Minh lịch sử, gùi lương, tải đạn tiếp tế bộ đội… góp phần tạo nên đại thắng mùa Xuân năm 1975.
Đất nước thống nhất, Nam - Bắc sum họp một nhà, Đặng Văn Duy - người chiến sỹ từng trải qua 2 cuộc kháng chiến trường kỳ của Tổ quốc - trở về quê nhà tại huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình, nỗ lực lao động, phát triển kinh tế, xây dựng quê hương.
Cuộc sống của cụ Duy cũng trải qua không ít thăng trầm, vợ mất sớm, không có con cái nên cụ phải sống một mình suốt hàng chục năm trong căn nhà nhỏ ven sông Kiến Giang.
Cách đây ít năm, một trận lũ lớn đã phá hỏng căn nhà của cụ Duy, kể từ đó, cụ được người cháu họ đón về nhà chăm sóc, phụng dưỡng. Theo cụ Duy, mặc dù cuộc sống nhiều vất vả, nhưng cụ luôn được bà con lối xóm, chính quyền địa phương hết sức quan tâm.
Vào những dịp lễ Tết, kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Giải phóng miền Nam… các cấp, ban, ngành đều đến tận nơi để thăm hỏi, động viên và tặng quà cụ Duy. Người cựu chiến binh luôn tự hào vì mình là một người lính, dân công, đã góp sức lực trong các cuộc kháng chiến của dân tộc.
"Tôi luôn răn dạy các cháu nhỏ phải biết trân quý giá trị của hòa bình. Bác Hồ từng dạy "Không có gì quý hơn độc lập tự do". Có được cuộc sống hôm nay phải giữ gìn, luôn ghi nhớ công ơn của thế hệ đi trước, những người tạo nên trang sử vàng của dân tộc. Với bản thân tôi, được sống và chiến đấu vì Tổ quốc, dưới lá cờ của Đảng là niềm vinh dự", cụ Duy nói.
Chiến tranh đã lùi xa, những chiến sỹ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến như cụ Duy đều đã ngoài 90, nhưng với họ, nắm cơm, điếu thuốc chia nhau, những ngày "khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt", những trận chiến ác liệt "máu trộn bùn non" mãi là ký ức sâu đậm.
Những đóng góp, hy sinh, ý chí quật cường, công lao to lớn của người lính Điện Biên mãi được khắc ghi trong trang sử vàng vẻ vang của dân tộc.
Theo Đại tá Trần Ngọc Sâm, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh Quảng Bình, trong cuộc sống thường nhật, các chiến sỹ Điện Biên cũng như cựu chiến binh nói chung của địa phương luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, tiếp tục giữ vững và phát huy truyền thống Bộ đội Cụ Hồ.
Họ cùng hỗ trợ lẫn nhau vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống; luôn nêu cao tình yêu quê hương, đất nước, góp phần bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng, là niềm tự hào và tấm gương sáng để các thế hệ trẻ noi theo.