Khám phá bản thân không phải là cuộc đua so sánh với người khác. Mỗi người đều có hành trình riêng, điểm mạnh riêng và tốc độ phát triển riêng.
Khám phá bản thân không phải là cuộc đua so sánh với người khác. Mỗi người đều có hành trình riêng, điểm mạnh riêng và tốc độ phát triển riêng.
Nếu bạn gặp khó khăn trong việc kiểm soát cảm xúc, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ các chuyên gia tâm lý. Họ có thể hỗ trợ bạn hiểu rõ hơn về bản thân, phát triển các kỹ năng cần thiết để có thể quản lý cảm xúc hiệu quả cũng như hướng đến một cuộc sống lành mạnh, hạnh phúc.
Thiền là một trong những cách giúp cân bằng cảm xúc
Hãy tạo một danh sách các động lực và lý do tại sao bạn muốn dốc hết sức cho mục tiêu này. Đây cũng là cách để khám phá khả năng của bản thân qua từng công việc và mục tiêu đã hoàn thành.
Thử sức bản thân trong những lĩnh vực mới, mở rộng tầm nhìn và đừng ngại đặt mục tiêu. Đối mặt với thử thách là cơ hội để khám phá tiềm năng bản thân và những trải nghiệm mới mẻ
Một yếu tố then chốt trong kỹ năng tự khám phá là học cách chấp nhận bản thân, bao gồm cả mặt tích cực lẫn tiêu cực.
Mỗi người đều có điểm mạnh và điểm yếu, và việc chấp nhận chúng là bước quan trọng để phát triển cá nhân. Hãy chú trọng vào điểm mạnh và tìm cách khắc phục, cải thiện những điểm yếu.
Tham gia các lớp kỹ năng yêu thích là cách hiệu quả để bạn khám phá sở trường, phát triển kỹ năng cần thiết cho bản thân và cuộc sống. Ngoài ra, đây cũng là cơ hội gặp gỡ, học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm với những người có cùng đam mê và tầm nhìn.
Trên hành trình khám phá bản thân, thất bại là thử thách không thể tránh khỏi nhưng cũng là cơ hội quý giá. Thất bại soi sáng điểm mạnh yếu, rèn luyện khả năng phục hồi và thúc đẩy khả năng sáng tạo.
Thay vì sợ hãi, hãy chấp nhận thất bại như một phần tất yếu, bậc thang dẫn đến thành công và trưởng thành. Chỉ khi dám đối mặt và học hỏi từ thất bại thì mới có thể khai phá những tiềm năng bản thân và đạt được những thành tựu vượt bậc.
Trên hành trình khám phá bản thân, chúng ta sẽ gặp phải những cảm xúc tiêu cực như sợ hãi, hoang mang và tự ti. Có thể bản thân cảm thấy không chắc chắn về những ưu điểm của mình hoặc chỉ tập trung vào những điểm yếu.
Điều quan trọng cần nhớ là mỗi người đều có những điểm mạnh và tiềm năng riêng, dù có thể chưa được khám phá hoặc chưa được phát huy.
Nằm trong khuôn khổ Trại hè Hanoi Adelaide School 2023, chuỗi trại hè “Tôi là Tôi!” được tổ chức với mong muốn đồng hành cùng cha mẹ trên hành trình nuôi dưỡng cảm xúc, sức khỏe tinh thần cho con; giúp các con có cơ hội khám phá bản thân từ đó có khả năng nhận diện, quản lý cảm xúc của mình.
1. ĐỐI TƯỢNG: Học sinh từ 6 đến 17 tuổi
2. HÌNH THỨC TRẠI HÈ: Bán trú
▪️ Đối với học sinh Hanoi Adelaide School:
▪️ Đối với học sinh ngoài Hanoi Adelaide School:
Áp dụng kể từ ngày 01/06: Ưu đãi 5%/học sinh tham gia trại.
▪️ Đối với học sinh Hanoi Adelaide School: Đăng kí trực tiếp với Giáo viên chủ nhiệm lớp hoặc theo hướng dẫn qua email thông báo từ Nhà trường.
▪️ Đối với học sinh ngoài Hanoi Adelaide School:
Hẹn gặp Quý Cha Mẹ và Học sinh tại Trại hè HANOI ADELAIDE SCHOOL 2023!
Ngôi trường tiên phong trong giáo dục phát triển năng lực
Cảm xúc là gì? Theo Mark Manson, cảm xúc đơn giản chỉ là một cơ chế phản hồi của não bộ. Cảm xúc còn ảnh hưởng mạnh mẽ đến suy nghĩ, hành vi cũng như các mối quan hệ của chúng ta. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cảm xúc là gì, cảm xúc bị ảnh hưởng do đâu và cách cân bằng cảm xúc sao cho hiệu quả.
Cảm xúc đơn giản chỉ là một cơ chế phản hồi của não bộ
Cảm xúc là sự rung động, là phản ứng của con người trước các tác động ngoại cảnh. Đây là trạng thái sẽ xuất hiện khi não bộ diễn giải và phân tích những tác động đến con người.
Nếu các yếu tố được đánh giá là nguy hiểm và có tính đe dọa thì bộ não sẽ tiết ra hormone gây căng thẳng, stress như adrenaline, cortisol. Con người sẽ hình thành các cảm xúc tiêu cực như lo lắng, tức giận, sợ hãi, bồn chồn.
Đối với trường hợp ngược lại, não bộ sẽ giải phóng hormone tạo nên cảm giác vui vẻ, hạnh phúc như serotonin, dopamine, oxytocin,… Chúng ta sẽ thấy thích thú, hưng phấn, hạnh phúc.
Trên thực tế, mỗi người sẽ thể hiện những xúc cảm khác biệt dù phải đối diện với những tình huống tương tự nhau. Điều này cho thấy cách cảm nhận và bộc lộ xúc cảm của con người là hoàn toàn khác nhau.
Cảm xúc là phản ứng của con người trước các tác động ngoại cảnh
Rối loạn cảm xúc (mood disorders) còn được gọi là rối loạn khí sắc, đây là dạng rối loạn tâm thần khiến trạng thái cảm xúc của bạn bị bóp méo hoặc không nhất quán với các tình huống trong cuộc sống, đến mức gây ra một số thay đổi về hành vi và khả năng thực hiện các hoạt động thường ngày trong công việc cũng như trong học tập.
Bạn có thể vô cùng buồn bã, trống rỗng hoặc trở nên cáu kỉnh (trầm cảm) hoặc cũng có thể vừa có giai đoạn trầm cảm xen với những hưng cảm (cực kỳ hạnh phúc).
Có nhiều dạng rối loạn cảm xúc khác nhau, gồm rối loạn lưỡng cực, hưng cảm nhẹ, rối loạn lưỡng cực chu kỳ, rối loạn trầm cảm chủ yếu, rối loạn trầm cảm dai dẳng, rối loạn điều hòa khí sắc và rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt.
Cân bằng cảm xúc là kỹ năng quan trọng giúp bạn sống một cuộc sống lành mạnh và hạnh phúc. Để có thể đạt được sự cân bằng về cảm xúc, bạn cần thực hiện những nỗ lực có ý thức. Dưới đây là một số cách hiệu quả:
Kỹ năng khám phá bản thân là khả năng tự soi xét tâm hồn, suy nghĩ, giá trị và năng lực của chính mình, nhận biết điểm mạnh và điểm yếu từ đó định hướng cho sự phát triển trong tương lai.
Khám phá bản thân không đồng nghĩa với việc đạt đến sự hoàn hảo hay luôn sống trong hạnh phúc. Đó là việc chúng ta cảm thấy tốt hơn về chính mình và sức khỏe tinh thần, đồng thời không để những áp lực từ người khác chi phối.
Thực hành Mindfulness (thiền chánh niệm) là phương pháp rèn luyện tâm trí, giúp bạn tập trung vào hiện tại, chấp nhận mọi suy nghĩ không phán xét. Thực hành Mindfulness này giúp bạn giảm được những căng thẳng, cải thiện sức khỏe tinh thần và thể chất, phát triển trí tuệ cảm xúc.
Phương pháp SWOT (Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threats) giúp cá nhân khám phá và phân tích bản thân bằng cách xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức.
Từ đó mỗi người có thể xây dựng kế hoạch phát triển cá nhân phù hợp và thực tế. SWOT cũng giúp nhận diện được cơ hội và thách thức, cho phép tạo ra kế hoạch hành động để vượt qua thách thức và tận dụng cơ hội, đạt được mục tiêu.
Đọc sách giúp chúng ta mở rộng tầm nhìn và học hỏi được kinh nghiệm từ những người thành công, đến việc nâng cao kỹ năng và kiến thức chuyên môn.
Thông qua việc đọc sách, chúng ta có thể tiếp cận với những ý tưởng mới và sáng tạo, mở rộng hiểu biết về thế giới xung quanh và cập nhật thông tin mới nhất.
Ngoài ra đọc sách phát triển kỹ năng đàm phán, phản biện, đánh giá và phân tích vấn đề một cách logic hơn.
Hiện tại: Hãy xem xét những gì bạn đang làm, những thành công và thất bại gần đây để nhận ra kỹ năng tốt, điểm mạnh và điểm yếu cần cải thiện.
Quá khứ: Nhìn lại quá khứ để hiểu hành trình của bạn, xem xét các quyết định, thử thách và bài học đã trải qua. Điều này giúp nhận ra đam mê, sở thích và giá trị cốt lõi, từ đó định hướng tương lai.