Lương nhân viên ngân hàng cho sinh viên mới ra trường thế nào?
Lương nhân viên ngân hàng cho sinh viên mới ra trường thế nào?
Năm học mới sắp bắt đầu, bên cạnh hoạt động học tập nhiều sinh viên cũng mong muốn tìm một công việc làm thêm vừa tăng thu nhập phụ bố mẹ, vừa để có thêm kỹ năng nghề nghiệp. Dưới đây là các gợi ý về những việc làm thêm cho sinh viên.
Tại dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi), Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đề xuất quy định học sinh, sinh viên từ 15 tuổi trở lên được làm việc bán thời gian, nhưng không quá 20 giờ mỗi tuần trong năm học, và không quá 48 giờ mỗi tuần trong kỳ nghỉ.
Tiền công của học sinh, sinh viên được thanh toán trên cơ sở thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động và căn cứ thời gian thực tế làm việc, khối lượng, chất lượng công việc đã thực hiện.
Góp ý về nội dung này, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho rằng nếu quy định như dự thảo Luật thì lực lượng học sinh, sinh viên đủ tuổi lao động sẽ bị khống chế về thời gian làm việc, nội dung này chưa phù hợp với Bộ luật Lao động.
Mặt khác, trường hợp sinh viên xa nhà, thuộc gia đình có thu nhập thấp, bị hạn chế thời gian làm việc sẽ làm giảm thu nhập, ảnh hưởng đến chi phí sinh hoạt và học tập.
Cùng với đó, Tổng Liên đoàn cũng đề nghị bổ sung quy định tiền công của học sinh, sinh viên được thanh toán trên cơ sở thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động và căn cứ thời gian thực tế làm việc, khối lượng, chất lượng công việc đã thực hiện, nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu giờ theo quy định của pháp luật hiện hành.
Theo Tổng Liên đoàn, khi thỏa thuận về vấn đề tiền lương, người lao động là học sinh, sinh viên ở vị trí yếu thế trong quan hệ việc làm. Vì vậy cần giới hạn sàn tối thiểu về mức lương, để tránh việc người sử dụng lao động đưa ra đơn giá tiền lương quá thấp, không tương xứng với sức lao động của người lao động bỏ ra khi thực hiện công việc.
Hơn nữa, việc áp dụng sàn lương tối thiểu giờ theo quy định của pháp luật đang áp dụng trong quan hệ lao động sẽ đảm bảo học sinh, sinh viên làm việc bán thời gian được bình đẳng về cơ hội, không bị phân biệt đối xử, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.
Đối với quy định cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp có trách nhiệm quản lý học sinh, sinh viên làm việc bán thời gian, Tổng Liên đoàn cho rằng nội dung này cần nghiên cứu vì chưa phù hợp.
Lý do trách nhiệm quản lý lao động là của cơ quan quản lý nhà nước (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội) và doanh nghiệp. Các cơ sở giáo dục chỉ có trách nhiệm quản lý về mặt giáo dục.
Liên quan đến quy định giờ làm thêm của học sinh, sinh viên, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam đề xuất chỉ nên quy định số giờ làm việc tối đa bằng 48 giờ trong mỗi tuần, và tùy theo sự thỏa thuận của sinh viên với doanh nghiệp mà họ được chọn.
Đồng thời, nên quy định tiền công của học sinh, sinh viên được thanh toán trên cơ sở thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động và căn cứ thời gian thực tế làm việc, khối lượng, chất lượng công việc đã thực hiện. Tuy nhiên, không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng, và các phụ cấp khác theo quy định pháp luật.
Lý giải cho đề xuất trên, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam cho biết học sinh, sinh viên đã đủ tuổi lao động theo luật định, có thể tự quyết định công việc giờ giấc cho bản thân, 20 giờ trong 1 tuần là quá ít so với giờ lao động chuẩn.
Với những người đã đi làm toàn thời gian sau đó theo học để bổ sung bằng cấp, ví dụ học nghề, học cao học,…, thì sẽ không thể giới hạn thời gian làm việc của họ.
Quy định này cũng không phù hợp với đối tượng là thực tập sinh của các trường nghề khi thực tập tại doanh nghiệp, bởi đối với các sinh viên trường nghề thì việc thực tập tay nghề là vô cùng quan trọng để nâng cao tay nghề, chuẩn bị tốt cho việc làm sau khi ra trường.
Mặt khác, hiện nay, nhiều doanh nghiệp có chương trình trải nghiệm thực tế cho sinh viên, nhằm tạo điều kiện cho sinh viên chưa tốt nghiệp có cơ hội học hỏi thực tiễn.
Do vậy, hiệp hội này cho rằng nếu thắt chặt quá về thời gian trải nghiệm của sinh viên sẽ khiến cho sinh viên mất đi cơ hội trải nghiệm và thực hành.
Khi học sinh, sinh viên đã làm việc đủ 48 tiếng trong 1 tuần thì tiền công của học sinh, sinh viên được thanh toán trên cơ sở thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động, và căn cứ thời gian thực tế làm việc, khối lượng, chất lượng công việc đã thực hiện.
Tuy nhiên, mức lương không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng, và các phụ cấp khác theo quy định pháp luật để đảm bảo đúng quyền lợi cho người lao động.
Đã từng đi làm phục vụ bàn, phụ bếp, bán hàng và hiện tại đang làm thu ngân, em Nguyễn Thị Mỹ Duyên (sinh viên Trường Đại học Thăng Long, TP Hà Nội) khá bất ngờ khi biết thông tin về mức lương tối thiểu theo giờ tại Hà Nội, vùng I là 22.500 đồng.
"Vậy là mức lương hiện tại em đang làm còn chưa đạt mức lương tối thiểu. Em hơi buồn. Mức lương cho công việc hiện tại em đang làm là 18 nghìn" - em Nguyễn Thị Mỹ Duyên chia sẻ.
Theo quy định về mức lương tối thiểu giờ, vùng I: 22.500 đồng, vùng II: 20.000 đồng, vùng III: 17.500 đồng, vùng IV: 15.600 đồng. Thế nhưng trên các nhóm tuyển dụng lao động trực tuyến, không khó để thấy các bài đăng - tìm người làm theo giờ tại Hà Nội: Dù biết quy định nhưng tiền lương vẫn không đạt mức tối thiểu.
Không ít người lao động theo giờ đang được trả lương thấp hơn mức tối thiểu, đây cũng là thực tế được đại diện Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chia sẻ. Trong khi, tiền lương tối thiểu là sàn thấp nhất để bảo vệ lao động yếu thế, làm căn cứ để thương lượng tiền lương.
Ông Lê Đình Quảng, Phó trưởng Ban Chính sách Pháp luật, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết: "Việc kiểm tra giám sát trả lương đảm bảo mức tối thiểu theo giờ - vẫn là khoảng trống. Trong thời gian tới, bên cạnh tuyên truyền thì cần tăng cường phát hiện xử phạt".
Theo Luật sư Đoàn Trọng Bằng, Công ty Luật TNHH Black & White: "Trường hợp người sử dụng lao động không trả đủ mức lương tối thiểu thì sẽ bị xử phạt hành chính. Số tiền bị xử phạt từ 20 triệu đồng, mức cao nhất lên tới 75 triệu đồng, với cá nhân. Với tổ chức, mức phạt gấp đôi".
Cũng theo Luật sư Bằng, người lao động làm việc theo giờ không có hợp đồng không chỉ nhận lương thấp mà còn phải đối mặt với những rủi ro như: Không được đảm bảo quyền lợi khi làm việc; không có căn cứ trước pháp luật để bảo vệ khi phát sinh vấn đề pháp lý. Đây là vấn đề các bạn trẻ cần cân nhắc khi tìm kiếm công việc làm thêm.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
QMI EDUCATION: Hiện tại Đức là nền kinh tế lớn nhất châu Âu nên việc tìm việc tại Đức không quá khó đối với sinh viên quốc tế. Sinh viên muốn ở lại Đức làm việc nên bắt đầu tìm việc ngay khi kết thúc kỳ thi ở trường.
I. MỨC LƯƠNG TRUNG BÌNH TẠI MUNICH
Nguồn: https://www.payscale.com/research/DE/Location=Munich-Bavaria-(Bayern)/Salary/by_Employer?fbclid=IwAR39fo9-O1BUJcPlb9KiNdt_UGoZHVgz85NqBoyom4tTfW3rV9IJZxSR2Nw#by_Years_Experience
II. MỨC LƯƠNG TRUNG BÌNH THEO NHÓM NGÀNH
III. LÀM THẾ NÀO ĐỂ KIẾM ĐƯỢC CÔNG VIỆC ỔN ĐỊNH TẠI ĐỨC
Có rất nhiều nguồn tìm kiếm giúp một du học sinh Đức có nhiều lựa chọn về ngành nghề, việc làm cũng như mức lương dự kiến của mình sao khi tốt nghiệp:
Đây là một nơi lý tưởng dành cho bạn sinh viên mới ra trường để có được thông tin về các công ty. Thông tin về hội chợ thường được đăng trên bảng thông báo.
Ngoài việc hỗ trợ trong quá trình tìm việc, EU Business school còn hỗ trợ kết nối sinh viên với doanh nghiệp thông qua các hoạt động hàng tuần:
Tham gia các hoạt động này, sinh viên được mở rộng mối quan hệ tại châu Âu- giúp nâng cao cơ hội xin việc sau này. Sinh viên nên chủ động mở rộng, giữ và tận dụng các mối quan hệ này. Ví dụ các bạn có thể chủ động hỏi về cơ hội thực tập/ việc làm cho các diễn giả. Hoặc hỏi thẳng các diễn giả về các tiêu chí họ đánh giá ứng viên…. Điều này cũng sẽ hỗ trợ sinh viên rất nhiều trong quá trình tìm việc sau này.
Mail: [email protected]
VP tại Hà Nội: số 29 Lưu Quang Vũ, Cầu Giấy, Hà Nội
VP tại Thanh Hóa: Tòa Nhà trường Thanh Hoa – Đại Lộ Lê Lợi – Tp Thanh Hóa.
->>XEM THÊM: https://duhocfpt.edu.vn/5-diem-nhat-dinh-phai-thu-khi-den-bo-dao-nha/