Sách Phát Triển Kinh Tế Số Ở Việt Nam

Sách Phát Triển Kinh Tế Số Ở Việt Nam

Trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang phát triển mạnh mẽ, kinh tế số ngày càng có vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế của mỗi quốc gia. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó, phát triển kinh tế số gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, tạo cơ hội bứt phá cho kinh tế đang là một yêu cầu cấp thiết đặt ra.

Trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang phát triển mạnh mẽ, kinh tế số ngày càng có vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế của mỗi quốc gia. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó, phát triển kinh tế số gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, tạo cơ hội bứt phá cho kinh tế đang là một yêu cầu cấp thiết đặt ra.

Hệ thống đang trong quá trình nâng cấp.Vui lòng chờ trong giây lát ...

Kinh tế xanh được đề cập đến lần đầu tiên bởi các nhà kinh tế môi trường Anh vào năm 1989, sau đó chính thức được sử dụng tại Hội nghị Thượng đỉnh của Liên Hợp quốc về phát triển bền vững vào tháng 6/2012 tại Rio de Janeiro, Brasil. Theo UNEP (Chương trình môi trường của Liên hợp quốc), kinh tế xanh được định nghĩa là “nền kinh tế vừa mang lại hạnh phúc cho con người và công bằng xã hội, vừa giảm thiểu đáng kể các nguy cơ về môi trường và suy giảm sinh thái. Một nền kinh tế xanh có thể được coi là một nền kinh tế có lượng phát thải carbon thấp, sử dụng tài nguyên hiệu quả và bao trùm xã hội”. Đây được coi là định nghĩa  đầy đủ, chính xác nhất về kinh tế xanh, được các tổ chức quốc tế sử dụng rộng rãi. Với ý nghĩa cốt lõi là tăng trưởng kinh tế đảm bảo đồng thời mục tiêu bảo vệ môi trường sống trong sạch và bền vững, có thể hiểu một cách đơn giản, nội hàm của kinh tế xanh bao gồm: (i) Phát thải carbon thấp; (ii) sử dụng tài nguyên hiệu quả và (iii) bảo đảm công bằng xã hội.

Chính sách phát triển kinh tế xanh của Việt Nam

Tại Việt Nam, vấn đề tăng trưởng xanh và phát triển bền vững được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm trong thời gian qua.

Ngày 25/9/2012, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1393/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, Chính phủ Việt Nam khẳng định: “Tăng trưởng xanh là một nội dung quan trọng của phát triển bền vững, đảm bảo phát triển kinh tế nhanh, hiệu quả, bền vững và góp phần quan trọng thực hiện Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu”. Mục tiêu chung được Chính phủ đặt ra là “Tăng trưởng xanh, tiến tới nền kinh tế các-bon thấp, làm giàu vốn tự nhiên trở thành xu hướng chủ đạo trong phát triển kinh tế bền vững; giảm phát thải và tăng khả năng hấp thụ khí nhà kính dần trở thành chỉ tiêu bắt buộc và quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội”. Trong đó, có ba nhiệm vụ chiến lược được đề ra: Thứ nhất, giảm cường độ phát thải khí nhà kính và thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; Thứ hai, xanh hóa sản xuất; Thứ ba, xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững. Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh là cơ sở pháp lý quan trọng. Như vậy, chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng xanh là một nội dung quan trọng trong đường hướng phát triển ở Việt Nam hiện nay.

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng khẳng định, phát triển nhanh và bền vững và phát triển kinh tế xanh: “Tiếp tục phát triển nhanh và bền vững đất nước, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Chủ động thích ứng có hiệu quả với biến đổi khí hậu, quản lý, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và bền vững tài nguyên; lấy bảo vệ môi trường sống và sức khoẻ nhân dân làm mục tiêu hàng đầu; kiên quyết loại bỏ những dự án gây ô nhiễm môi trường, bảo đảm chất lượng môi trường sống, bảo vệ đa dạng sinh học và hệ sinh thái; xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường”.

Ngày ngày 01/10/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1658/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 cũng đặt ra mục tiêu tổng quát là tăng trưởng xanh góp phần thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng nhằm đạt được thịnh vượng về kinh tế, bền vững về môi trường và công bằng về xã hội; hướng tới nền kinh tế xanh, trung hòa carbon và đóng góp vào mục tiêu hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu.

Chiến lược đặt ra mục tiêu xanh hóa các ngành kinh tế, trong đó nhấn mạnh việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng xanh hóa các ngành kinh tế, áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn thông qua khai thác và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và năng lượng dựa trên nền tảng khoa học và công nghệ, ứng dụng công nghệ số và chuyển đổi số, phát triển kết cấu hạ tầng bền vững để nâng cao chất lượng tăng trưởng, phát huy lợi thế cạnh tranh và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.

Theo đó, mục tiêu giảm cường độ phát thải khí nhà kính trên GDP; phấn đấu đến năm 2030, cường độ phát thải khí nhà kính trên GDP giảm ít nhất 15% so với nam 2014; đến năm 2050, cường độ phát thải khí nhà kính trên GDP giảm ít nhất 30% so với năm 2014.

Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã xác định nội dung cốt lõi của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa giai đoạn 2021-2030 là thúc đẩy quá trình chuyển đổi số và chuyển đổi xanh các ngành, lĩnh vực, trong đó nhấn mạnh “Xác định nội dung cốt lõi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước giai đoạn 2021 - 2030 là thúc đẩy ứng dụng mạnh mẽ khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, nhất là thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tạo ra bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của các ngành, lĩnh vực và cả nền kinh tế; thực hiện chuyển đổi số toàn diện, thực chất, hiệu quả, bền vững; nâng cao năng lực tự chủ về sản xuất, công nghệ và thị trường, bảo vệ và phát huy tốt thị trường trong nước. Chuyển dịch cơ cấu nội ngành công nghiệp sang các ngành có tính nền tảng, ưu tiên, mũi nhọn, có hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao; chuyển đổi các ngành công nghiệp thâm dụng tài nguyên, năng lượng sáng các ngành công nghiệp xanh, công nghiệp phát thải carbon thấp”.

Tại Phiên toàn thể Diễn đàn cấp cao và Triển lãm về Công nghiệp 4.0 năm 2023 vào ngày 14/6/2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh Đảng, Nhà nước Việt Nam rất coi trọng, xem chuyển đổi số, chuyển đổi xanh và phát triển bền vững là những nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chính phủ Việt Nam cam kết sẽ tích cực đồng hành và hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế để thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số, tăng cường tăng trưởng xanh, cùng thúc đẩy mạnh mẽ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 nhằm mang lại hòa bình, thịnh vượng chung cho các dân tộc trên thế giới.

Tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26), Việt Nam cam kết sẽ xây dựng và triển khai các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính mạnh mẽ bằng nguồn lực của chính mình, cùng với sự hợp tác và hỗ trợ của cộng đồng quốc tế để phấn đấu đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.

Như vậy có thể thấy rõ chính sách của Đảng, Nhà nước về chuyển đổi xanh đã rất rõ ràng, lộ trình bài bản và quyết tâm mạnh mẽ. Tuy nhiên các yếu tố như thiên tai, biến đổi khí hậu diễn biến ngày cang khốc liệt, phức tạp và khó lường, thiếu hụt về tài nguyên, năng lượng, trình độ phát triển khoa học và công nghệ còn thấp; sự phát triển của các doanh nghiệp và cả nền kinh tế có nhiều khó khăn sau đại dịch Covid 19… cũng là thách thức không nhỏ trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững và thực hiện cam kết đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.

Thực trạng phát triển nền kinh tế xanh ở Việt Nam

Trong suốt chặng đường hơn 10 năm triển khai và thực hiện kinh tế xanh, với sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước cùng với nhận thức của cộng đồng xã hội về tầm quan trọng của kinh tế xanh, cho đến nay nền kinh tế Việt Nam đã có những tiến bộ vượt bậc: Hành vi sản xuất và tiêu dùng có nhiều thay đổi đáng kể và được cải thiện tích cực; ngày càng có nhiều hành động thiết thực đóng góp vào việc phát triển kinh tế xanh; đời sống của người dân không ngừng được cải thiện và nâng cao, nhiều khu đô thị nổi lên, đặc biệt là hình thành các vùng nông thôn mới.

Trong giai đoạn 2011-2021, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đạt trung bình 5,65%. Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2020 và 2021 có sự sụt giảm khá lớn, chỉ đạt 2,87% và 2,55%. Tuy nhiên, năm 2022 ghi nhận sự phục hồi mạnh mẽ của kinh tế Việt Nam với mức tăng trưởng đạt 8,12%. Mặc dù mức tốc độ tăng trưởng GDP năm 2023 chỉ đạt 5,05%, không đạt được mục tiêu đề ra cũng như chỉ cao hơn tốc độ tăng 2,87% và 2,55% của các năm 2020 và 2021 trong giai đoạn 2011 - 2023 (khi nền kinh tế chịu tác động nặng nề của Đại dịch Covid-19), nhưng là nỗ lực rất lớn trong bối cảnh kinh tế toàn cầu rất khó khăn, giúp nền kinh tế nước ta vẫn thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao trên thế giới (tăng trưởng kinh tế thế giới dự báo chỉ khoảng 2,1 - 3%).

Bảng 1. Tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam giai đoạn 2011-2023

Về cơ cấu nền kinh tế năm 2023, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỉ trọng 11,96%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 37,12%; khu vực dịch vụ chiếm 42,54%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 8,38% (Cơ cấu tương ứng của năm 2022 là 11,96%; 38,17%; 41,32%; 8,55%). So với các năm trước đó, cơ cấu kinh tế Việt Nam năm 2021 có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản, xu hướng này phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xanh của Chính phủ.

Bảng 2. Cơ cấu kinh tế Việt Nam theo GDP năm 2023

Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm

Để có được những thành tựu ban đầu trong mục tiêu xanh hóa nền kinh tế, phải kể đến vai trò quan trọng của Chính phủ trong việc tích cực hỗ trợ và tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước nắm bắt kịp thời diễn biến của thị trường trong nước và quốc tế, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cơ quan Nhà nước còn đưa ra nhiều biện pháp khuyến khích các doanh nghiệp tiếp cận và áp dụng mô hình nông nghiệp xanh, phát triển công nghiệp xanh, phát triển năng lượng tái tạo và tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải CO2 đối với các ngành công nghiệp nặng…

Đồng hành với quá trình phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam, thời gian qua, Ngân hàng Thế giới đã tích cực hỗ trợ cho Việt Nam trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là việc đầu tư vốn vào các dự án về công nghiệp xanh, năng lượng xanh, phát triển cơ sở hạ tầng, quản lý môi trường đô thị và ứng phó với biến đổi khí hậu. Kể từ năm 1994 cho đến nay, Ngân hàng Thế giới đã cam kết hỗ trợ Việt Nam hơn 25,3 tỷ USD trong phát triển đất nước (The World Bank, 2022).

Việc phát triển kinh tế xanh đã có ảnh hưởng tích cực đến lao động trong nước, cơ cấu lao động Việt Nam có xu hướng chuyển dịch rõ nét theo hướng phi nông nghiệp. Xu hướng này phù hợp với mục tiêu xanh hóa nền kinh tế, góp phần bổ sung và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho việc ứng dụng các thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào phát triển kinh tế quốc gia.

Về xếp hạng quốc tế, theo Chỉ số tăng trưởng xanh ấn bản năm 2023, Việt Nam xếp thứ 73/245 quốc gia và thứ 16/50 quốc gia ở châu Á, với điểm chỉ số là 56,44. Còn theo ấn bản năm 2023 của Chỉ số Tương lai Xanh, Việt Nam xếp thứ 53/76 nền kinh tế và thứ 9/16 nền kinh tế ở châu Á, đạt 4,13. Việt Nam xếp ở giữa trong các hạng mục chuyển đổi năng lượng nhưng lại xếp hạng thấp trong các hạng mục về phát thải carbon và chính sách khí hậu.

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, thực trạng phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam còn tồn tại một số hạn chế và khó khăn nhất định, cụ thể:

Thực tế cho thấy, nhận thức của người dân về nền kinh tế xanh vẫn còn khá mới mẻ, chính vì thế rất cần các nhà khoa học, chuyên gia xem xét nghiên cứu và phổ biến kiến thức về phát triển kinh tế xanh từ các nhà lãnh đạo, nhà hoạch định chính sách đến doanh nghiệp và người dân.

Nguồn lực tài chính cho mục tiêu xanh hóa nền kinh tế của Việt Nam còn khá hạn chế trong bối cảnh ngân sách nhà nước hạn hẹp cùng với ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid-19. Bên cạnh đó, xung đột quân sự Nga - Ukraine cùng với những biến động và bất ổn từ nền kinh tế thế giới đã có tác động không nhỏ đến kinh tế vĩ mô của Việt Nam. Những sự kiện này làm cho quá trình hồi phục kinh tế Việt Nam trở nên khó khăn hơn, nguy cơ xuất hiện nhiều rủi ro, yêu cầu các nhà hoạch định chính sách không chỉ đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững mà còn phải khắc phục những khó khăn trước mắt.

Chất lượng nguồn lao động cho nền kinh tế xanh tại Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu về trình độ khoa học công nghệ cao của chiến lược phát triển kinh tế xanh. So với thế giới thì dây chuyền sản xuất và công nghệ ở Việt Nam phần lớn là công nghệ cũ và lỗi thời, tiêu tốn khá nhiều nhiên liệu và năng lượng. Do đó, việc áp dụng dây chuyền sản xuất hiện đại và công nghệ tiên tiến vào nền kinh tế xanh là thách thức lớn cho Việt Nam, rất cần có nguồn nhân lực chất lượng cao đảm nhiệm.

Về hành lang pháp lý, mặc dù Chính phủ cũng đã ban hành và phê duyệt các chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh và phát triển bền vững theo từng thời kỳ. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật vẫn chưa thật sự đồng bộ, chưa có văn bản pháp luật cụ thể quy định về năng lượng xanh và năng lượng tái tạo; cần ban hành luật mới về phát triển công nghiệp và bảo vệ môi trường... Bên cạnh đó, công tác quản lý thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xanh ở các ngành, vùng và địa phương trên cả nước chưa thật sự liên kết và thống nhất với nhau.

Kinh nghiệm quốc tế về phát triển nền kinh tế xanh

Tăng trưởng xanh trong mục tiêu phát triển kinh tế quốc gia đã trở thành xu hướng tất yếu trên thế giới hiện nay. Bằng chứng là nhiều quốc gia phát triển trên thế giới đã vận dụng thành công xu hướng này và đạt được những thành tựu nổi bật, điển hình là: Hoa Kỳ, Trung Quốc, Đan Mạch, Hàn Quốc, Singapore, cụ thể như sau:

Hoa Kỳ: Kinh tế Hoa Kỳ (Mỹ) là một nền kinh tế phát triển và lớn nhất trên thế giới, có mức độ công nghiệp hóa và trình độ phát triển rất cao. Hoa Kỳ cũng là quốc gia sớm tiếp cận với mục tiêu xanh hóa nền kinh tế và dẫn đầu nền kinh tế xanh toàn cầu. Thời gian qua, Chính phủ Mỹ đã thực hiện các mục tiêu giảm phát trong dài hạn và triển khai các chính sách phát triển nền kinh tế xanh thông qua việc thực hiện tiết kiệm năng lượng kết hợp với chính sách năng lượng tái tạo, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Kể từ sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 kéo lùi sự phát triển của đầu tàu kinh tế thế giới là Hoa Kỳ, Chính phủ của Tổng thống Obama đã đặt mục tiêu thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế xanh, nghĩa là tăng trưởng kinh tế gắn với liền với bảo vệ môi trường là một mục tiêu quan trọng trong chính sách năng lượng bên cạnh mục tiêu cốt lõi hướng tới độc lập về năng lượng. Và để thực hiện mục tiêu này, Chính phủ Hoa Kỳ tuyên bố kế hoạch phát triển các nguồn năng lượng mặt trời, sức gió, năng lượng tái chế và các nguồn năng lượng sạch khác. Kế hoạch bao gồm các điều luật và quy định điều chỉnh vấn đề gây ô nhiễm của các nhà máy điện ở Mỹ.

Nhằm mục đích giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính, giảm sự phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu dầu mỏ từ bên ngoài và đề ra kế hoạch xây dựng nguồn năng lượng xanh và sạch vì một nền kinh tế xanh, “Đạo luật an ninh và năng lượng sạch” đã được Hạ viện Mỹ thông qua vào tháng 6/2009. Dự luật này nhấn mạnh vào vấn đề trọng tâm là hạn chế lượng khí thải carbon, quản lý mức khí thải carbon của các doanh  nghiệp sử dụng nhiều năng lượng như nhà máy điện, nhà máy lọc dầu, công ty hóa chất…

Trong nhiệm kỳ thứ 2 của mình, Tổng thống Obama đã ban hành Kế hoạch hành động khí hậu (The Climate Action Plan -CAP). Kế hoạch đã đưa ra các bước thực hiện nhằm làm giảm đáng kể và ngay lập tức khí phát thải nhà kính, bao gồm các quy định trực tiếp về khí thải.

Để giảm khí thải nhà kính khoảng 17% vào năm 2020 so với năm 2005, Chính phủ Mỹ cũng đã triển khai đạo luật chống biến đổi khí hậu và áp dụng hạn ngạch khí thải và cho phép các doanh nghiệp xả khí thải thấp hơn hạn ngạch có thể bán phần hạn mức khí thải không dùng hết cho các công ty khác.

Gần đây nhất, ngày 16/8/2022, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký ban hành luật chi tiêu ngân sách cho chống biến đổi khí hậu và y tế lớn với tên gọi là Đạo luật giảm lạm phát. Đạo luật được coi là bước đột phá về chính sách của Mỹ, đặc biệt liên quan đến cam kết chống biến đổi khí hậu.

Ngoài ra, Chính phủ Mỹ đã thông qua các tiêu chuẩn mới về khí thải như: yêu cầu các công ty sản xuất ô tô chuyển sang các mẫu xe kết hợp sử dụng cả điện và xăng dầu, cùng với việc cải tiến các động cơ để tiết kiệm nhiên liệu. Mỹ sử dụng Bộ chỉ số về phát triển kinh tế xanh để đánh giá và kiểm soát nền kinh tế xanh…

Nhìn chung, các chính sách trên là động lực quan trọng cho hành động vì khí hậu. Những nỗ lực giảm chi phí năng lượng tái tạo, sự tiến bộ trong phát triển công nghệ và sự thay đổi của các doanh nghiệp đã kích thích nền kinh tế xanh của Mỹ. Thời gian qua, Chính phủ Mỹ đã chi nhiều khoản đầu tư lớn cho dự án nâng cấp và hiện đại hóa lưới điện, cơ sở hạ tầng xe điện, năng lượng tái tạo, bảo quản năng lượng, sử dụng năng lượng hiệu quả hydro, thu gom CO2, tăng khả năng thích ứng và phục hồi trước biến đổi khí hậu… (US Green Economy, 2021). Với những gì đã đạt được, nền kinh tế xanh ở Mỹ đang thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm cho người dân. Theo nghiên cứu của Georgeson & Maslin, nền kinh tế xanh của Mỹ tạo ra doanh số hằng năm ước tính khoảng 1,3 nghìn tỷ USD, đồng thời sử dụng hơn 9,5 triệu lao động toàn thời gian.

Trung Quốc: Năm 2021, Trung Quốc thải 14,3 tỷ tấn CO2 tương đương (CO2e – đơn vị đo tất cả các khí nhà kính), khiến nước này trở thành nước phát thải lớn nhát thế giới hiện nay. Tại Trung Quốc, việc tuân thủ tiêu thụ carbon thấp được mô tả thông qua nguyên tắc 6R ( Reduce-Reevaluate- Reuse – Recycle – Rescue- Recalculate). Để tuân thủ các nguyên tắc này, Trung Quốc đã ban hành các đạo luật như Luật Tiêu thụ bền vững, Luật Mua sắm xanh…

Đáng chú ý, Trung Quốc đã xây dựng hệ thống thuế xanh, tăng chi tiêu ngân sách cho sự phát triển nền kinh tế carbon thấp như: tăng phí ô nhiễm, tăng phạm vi thu, từng bước thay thế phí ô nhiễm bằng các loại thuế ô nhiễm, bảo đảm nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền.

Bên cạnh đó, Trung Quốc đã tạo nguồn vốn cho đầu tư xanh thông qua biện pháp ưu tiên phát triển hệ thống tài chính xanh, đặc biệt chú ý đến các chính sách tín dụng xanh, đồng thời cùng với phát triển trái phiếu xanh.

Thông qua việc cho phép thành lập các khu phát triển công nghệ cao, Trung Quốc đã ban hành nhiều quy định và luật lệ liên quan như quy định về phạm vi các lĩnh vực khoa học và công nghệ cao được phát triển, bao gồm: vi điện tử, thông tin điện tử, không gian và vũ trụ, năng lượng mới và năng lượng hiệu quả cao, sinh thái và bảo vệ môi trường… và các ngành công nghệ thay thế khác cho các ngành công nghiệp truyền thống đang được sử dụng hiện nay.

Đan Mạch đặt mục tiêu trở thành “quốc gia xanh nhất” trên thế giới. Để thực hiện Chiến lược tăng trưởng xanh đến năm 2035, Đan Mạch tập trung vào việc chuyển từ nhiên liệu năng lượng hóa thạch sang đầu tư vào công nghệ xanh, năng lượng xanh, đồng thời hạn chế phát thải khí nhà kính (GHG). Nhìn chung, các chính sách hiện tại cho phép Đan Mạch đạt được các mục tiêu về biến đổi khí hậu trong thời gian ngắn. Do đó, để đạt được tham vọng của mình, Đan Mạch phải đối mặt với nhiều thách thức. Chính vì vậy, Đan Mạch đang nỗ lực khai thác tốt hơn các mối quan hệ, tương tác với các chính sách của EU và quốc tế, tìm ra phương pháp thích hợp để áp dụng công nghệ xanh và giảm lượng khí thải CO2 trong các lĩnh vực không nằm trong chương trình thương mại khí thải của EU.

Hàn Quốc là một trong những quốc gia có nhiều sáng kiến nổi bật về tăng trưởng xanh, ban hành kịp thời khung chính sách toàn diện về tăng trưởng xanh cả trong ngắn hạn và dài hạn. Trong đó, điển hình là việc xây dựng các chỉ tiêu tăng trưởng xanh ở Hàn Quốc, cụ thể: (1) Hiệu quả quản lý môi trường và nguồn tài nguyên, bao gồm lượng phát thải CO2, hiệu quả sử dụng năng lượng và tiêu thụ nguyên liệu trong nước; (2) Các chỉ số về chất lượng môi trường của cuộc sống, bao gồm tỷ lệ dân số được xử lý nước thải và tiếp cận với nước uống an toàn, không gian xanh đô thị và mức độ ô nhiễm không khí mà người dân ở các khu đô thị phải gánh chịu; (3) Nhóm chỉ số về cơ hội kinh tế và tác động của chính sách, bao gồm chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển liên quan đến tăng trưởng xanh và tỷ trọng ODA xanh. Vào năm 2008, vấn đề “Carbon thấp, Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh” được Chính phủ Hàn Quốc xem là tầm nhìn phát triển trung và dài hạn trong giai đoạn 2009 - 2050, đồng thời đặt ra mục tiêu tự nguyện giảm 30% lượng khí phát thải CO2 từ hoạt động kinh doanh theo kịch bản cơ bản trong năm 2020. Theo đó, năm 2009 Hàn Quốc đã đưa ra Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2009 - 2050, cùng với kế hoạch 5 năm (FYP) của các quốc gia trong giai đoạn 2009 - 2013. Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh trong dài hạn, bao gồm 3 mục tiêu chính: (1) Thúc đẩy cơ hội tăng trưởng mới thân thiện với môi trường; (2) Nâng cao chất lượng đời sống của con người; (3) Nỗ lực đóng góp cùng cộng đồng quốc tế đối phó với biến đổi khí hậu. Một trong những công cụ quan trọng để thực hiện tầm nhìn mới này là việc thành lập Đề án mua bán khí thải quốc gia (ETS), được bắt đầu từ tháng 01/2015. Chiến lược Quốc gia tăng trưởng xanh và đề án ETS đã có ảnh hưởng quan trọng không chỉ đối với ngành công nghiệp mà còn có tác động rất lớn đến công chúng. Chính phủ Hàn Quốc đã chi khoản đầu tư đáng kể vào công nghệ xanh và có nhiều biện pháp tích cực góp phần thay đổi thái độ của người dân về vấn đề biến đổi khí hậu.

Singapore đặt mục tiêu đến năm 2030 trở thành một thành phố xanh và đẹp về thiên nhiên. Tháng 01/2008, Ủy ban liên Bộ trưởng về Phát triển bền vững (IMCSD) được thành lập để xây dựng Chiến lược quốc gia về phát triển bền vững tại Singapore. Tháng 02/2021, Kế hoạch Xanh Singapore 2030 tiến hành khởi động phong trào toàn quốc và thúc đẩy chương trình nghị sự quốc gia của Singapore về phát triển bền vững ở 5 trụ cột: Thành phố trong thiên nhiên; tái quy hoạch năng lượng; sống bền vững; kinh tế xanh và tương lai tự cường. Chính phủ Singapore đã tiếp tục đầu tư vào khoa học và công nghệ, tập trung cho nghiên cứu và phát triển về kinh tế xanh trong quý 3/2021, nhằm hướng đến một tương lai “carbon thấp”. Vào ngày 10/6/2021, Singapore và Úc đã ký kết Thỏa thuận Kinh tế xanh (GEA) giữa hai nước, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại và đầu tư vào hàng hóa và dịch vụ môi trường, đem đến nhiều cơ hội thú vị cho hoạt động xuất khẩu năng lượng sạch của hai nước, tăng cường quản lý môi trường và nỗ lực đóng góp xây dựng năng lực toàn cầu để giải quyết biến đổi khí hậu, đồng thời hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm cho người dân trong các lĩnh vực kinh tế xanh (Australian Government, 2021). Trong chiến lược phát triển kinh tế xanh, hai nước tăng cường hợp tác trong các giải pháp giảm phát thải khí nhà kính, thực hiện chuyển đổi sang nền kinh tế xanh nhưng vẫn đảm bảo nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân và giải quyết các thách thức của biến đổi khí hậu (NCCS, 2022). Bên cạnh đó, Singapore là quốc gia đầu tiên ở châu Á áp dụng thuế carbon từ đầu năm 2019. Tuy nhiên, mức thuế carbon tại Singapore còn khá thấp, dự kiến sẽ được nâng lên trong thời gian tới. Việc áp dụng thuế carbon một mặt giảm lượng khí thải, thúc đẩy phát triển các ngành sử dụng năng lượng sạch, đồng thời tăng nguồn thu ngân sách cho quốc gia này.

Một số giải pháp phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam

Sau khi nghiên cứu thực trạng phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam và kinh nghiệm phát triển kinh tế xanh của một số quốc gia, để phát triển kinh tế xanh gắn với phát triển bền vững đất nước một cách toàn diện, vừa đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế vừa bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ môi trường và hệ sinh thái cho tương lai, cần tập trung vào một số giải pháp sau:

Thứ nhất, Việt Nam cần hoàn thiện hệ thống chính sách về phát triển kinh tế xanh để tạo điều kiện thuận lợi cho sự tham gia của doanh nghiệp vào nền kinh tế xanh và hưởng lợi từ mô hình này. Xây dựng chiến lược tổng thể về phát triển kinh tế xanh theo từng giai đoạn phát triển của đất nước theo hướng phát triển bền vững, giảm sử dụng nguyên liệu hóa thạch, tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo. Xây dựng cơ cấu kinh tế xanh với ba trụ cột: nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ thích ứng với xu thế biến đổi khí hậu. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dự báo và khắc phục sự cố môi trường; xây dựng cơ chế báo cáo, phản hồi nhanh về môi trường; đưa ra các chế tài xử lý các hoạt động kinh doanh gây tổn hại đến môi trường.

Thứ hai, Chính phủ cần đầu tư nguồn lực nhiều hơn nữa vào phát triển và ứng dụng công nghệ cao, phát triển năng lượng, đặc biệt là trong các lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường quốc tế; đảm bảo cho sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam không vi phạm các quy định về ô nhiễm môi trường, khí hậu.

Thứ ba, cần bồi dưỡng, tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân và doanh nghiệp về phát triển xanh đối với tương lai dài hạn, đóng góp vào sự tăng trưởng bền vững của doanh nghiệp và của cả nền kinh tế nói chung. Tăng cường tổ chức các hội thảo, diễn đàn khoa học để trao đổi kiến thức, kinh nghiệm về phát triển kinh tế xanh.

Thứ tư, thu hút các nguồn lực trong và ngoài nước vào quá trình chuyển dịch sang tăng trưởng xanh. Tăng cường hoạt động giao lưu, hợp tác với cộng đồng quốc tế nhằm tranh thủ sự hỗ trợ quốc tế để đạt được các mục tiêu quốc gia về phát triển xanh. Đây là cơ sở giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ đảm bảo thanh khoản tài chính chuỗi cung ứng, giúp hỗ trợ vốn cho các dự án hạ tầng xanh. Đồng thời, cần tạo điều kiện thuận lợi cho những dự án đầu tư quy mô lớn, hiện đại, đáp ứng tiêu chuẩn về môi trường, xã hội và quản trị; cũng như học tập kinh nghiệm phát triển xanh của các quốc gia tiên tiến để áp dụng vào Việt Nam./.

Phòng Thông tin và xúc tiến thương mại - VIOIT

1. Một số vấn đề cơ bản về phát triển thị trường tài chính trong nền kinh tế số

Kinh tế số là hoạt động kinh tế sử dụng công nghệ số và dữ liệu số làm yếu tố đầu vào chính, sử dụng môi trường số làm không gian hoạt động chính, sử dụng công nghệ thông tin - viễn thông để tăng năng suất lao động, đổi mới mô hình kinh doanh và tối ưu hóa cấu trúc nền kinh tế. Kinh tế số bao gồm: Kinh tế số công nghệ thông tin và truyền thông (ICT), kinh tế số nền tảng và kinh tế số ngành. Kinh tế số hiện đang là động lực chủ chốt thúc đẩy chuyển đổi mạnh mẽ mọi lĩnh vực của sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng, quản lý, tạo ra vô vàn cơ hội và phát triển bền vững (Chính phủ, 2022; World Bank, 2024).

Tại Việt Nam, phát triển số với việc tạo tăng trưởng dựa trên yếu tố đầu vào là công nghệ số và dữ liệu số trở thành một trong những phương thức phát triển chủ đạo mới để Việt Nam phát triển nhanh, bền vững, bao trùm, thích ứng và kiên cường trước các thách thức trong thế giới nhiều biến động, khó dự báo trước. Trong đó, phát triển kinh tế số được kỳ vọng giúp người dân giàu có hơn, góp phần đưa Việt Nam vượt qua mức thu nhập trung bình thấp vào năm 2025, đạt mức thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và đạt mức thu nhập cao vào năm 2045.

Thị trường tài chính là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán quyền sử dụng các nguồn tài chính giữa các bên thiếu vốn và bên thừa vốn một cách trực tiếp (Mishkin, 2021). Thị trường tài chính gồm thị trường tiền tệ và thị trường vốn (Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), 2010; Luật Chứng khoán, 2019). (Hình 1)

Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ Mishkin (2021), Cao Thị Ý Nhi và Đặng Anh Tuấn (2018)

Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ Mishkin (2021), Cao Thị Ý Nhi và Đặng Anh Tuấn (2018)

Thị trường tài chính đóng vai trò quan trọng trong việc: (i) Truyền dẫn, dẫn vốn từ nơi thừa vốn tạm thời sang nơi thiếu vốn, từ đó thu hút và huy động các nguồn tài chính nhằm khuyến khích việc tiết kiệm và đầu tư hiệu quả; (ii) Đáp ứng nhu cầu vốn đa dạng của các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức, Chính phủ như đầu tư cơ sở vật chất, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng; (iii) Nâng cao hiệu quả của việc sử dụng nguồn vốn; (iv) Tạo điều kiện cho các chính sách mở cửa đầu tư của Chính phủ và nước ngoài; (v) Tạo tính chuyển đổi cho các tài sản tài chính; (vi) Cung cấp thông tin và giúp đánh giá các giá trị kinh tế của doanh nghiệp, tổ chức, Chính phủ.

Phát triển thị trường tài chính trong nền kinh tế số là quá trình hiện đại hóa và tích hợp công nghệ kỹ thuật số vào các hoạt động và cơ sở hạ tầng của thị trường tài chính. Mục tiêu của quá trình này là tạo ra một hệ sinh thái tài chính linh hoạt, hiệu quả và dễ tiếp cận hơn, phù hợp với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số. Phát triển thị trường tài chính trong nền kinh tế số không chỉ giúp tối ưu hóa các hoạt động tài chính hiện tại mà còn mở ra các cơ hội mới cho sự sáng tạo và tăng trưởng trong lĩnh vực tài chính.

2. Thực trạng thị trường tài chính trong nền kinh tế số tại Việt Nam thời gian qua

Việt Nam là quốc gia đang phát triển, với quy mô dân số lớn (hơn 100 triệu dân), cơ cấu vàng (70% trong độ tuổi lao động, độ tuổi trung bình là 33), mức độ sử dụng Internet và Smartphone cao so với các quốc gia trong khu vực (80% và 97,4%), tỉ lệ người trưởng thành biết chữ thuộc mức cao nhất thế giới (95,8%) (Kemp, 2024). Việt Nam có nền kinh tế số phát triển nhanh nhất khu vực với tốc độ lên tới 20%, tiềm năng trở thành thị trường công nghệ số lớn thứ nhì ở Đông Nam Á tới năm 2030 sau Indonesia (Anh Quân, 2024). Trong đó, thị trường tài chính là một trong những lĩnh vực áp dụng công nghệ số mạnh mẽ nhất.

Trong những năm qua, thị trường tài chính Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật, cụ thể như sau:

Thứ nhất, khung pháp lý được cải thiện rõ nét. Chính phủ Việt Nam đã thực hiện nhiều cải cách pháp lý nhằm nâng cao tính minh bạch và hiệu quả của thị trường tài chính. Các luật và quy định mới được ban hành để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh và đầu tư. Các luật chủ chốt được ban hành, chỉnh sửa, thay thế nhằm phù hợp với điều kiện thực tế như: Luật Chứng khoán, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư... Các quy định, văn bản hướng dẫn thi hành các luật cũng được ban hành, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào thị trường tài chính. Với sự phát triển của công nghệ số, các quy định liên quan tới kinh tế số, chuyển đổi số cũng được xây dựng và hoàn thiện dần. Ngay từ năm 2013, Chính phủ đã ban hành các nghị định về thương mại điện tử và Internet. Đồng thời, khuôn khổ pháp luật về giao dịch điện tử, công nghệ thông tin, an ninh mạng, bảo vệ dữ liệu người dùng, bảo hộ tài sản trí tuệ để phát triển kinh tế số… cũng dần được ban hành để thực thi.

Thứ hai, hoạt động quản lý giám sát thị trường tài chính được tăng cường mạnh mẽ. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) tiếp tục tăng cường vai trò giám sát các hàng hóa giao dịch trên thị trường chứng khoán; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán; hạn chế tối đa các trường hợp vi phạm, làm giá, thao túng thị trường để thị trường vận hành theo đúng bản chất, quy luật. Đối với các vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự, UBCKNN chủ động phối hợp chặt chẽ với cơ quan công an trong điều tra, xác minh, làm rõ, xử lý theo quy định. Cùng với đó, các hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử phạt cũng được tiến hành “mạnh tay”. Hàng loạt các mã cổ phiếu đã bị đưa vào diện cảnh báo, kiểm soát, hạn chế giao dịch do kinh doanh thua lỗ, vi phạm công bố thông tin… và thậm chí là hủy niêm yết.

Thứ ba, thị trường tài chính tăng trưởng cả về quy mô và thanh khoản. Thị trường tiền tệ liên ngân hàng thời gian qua đã ghi nhận sự phát triển nhanh chóng cả về chất và lượng. NHNN đã xây dựng thành công 4 hệ thống thanh toán quốc gia đa dạng về loại hình giao dịch, giá trị giao dịch và loại đồng tiền. (Hình 2)

Nguồn: NHNN (2018 - 2023), Bùi Thị Mến và các cộng sự (2024)

Hình 3: Giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu Việt Nam

Sau 25 năm hoạt động, thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay có 996 công ty niêm yết và công ty đại chúng đăng ký giao dịch. Đến ngày 28/6/2024, tổng vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt 7.066 nghìn tỉ, tương đương 69,1% GDP với gần 8 triệu tài khoản (UBCKNN, 2024). Thị trường trái phiếu riêng lẻ cũng được chính thức vận hành từ ngày 19/7/2023 và có sự phát triển vượt bậc sau 1 năm hoạt động, đem lại tính minh bạch cho thị trường, hạn chế rủi ro cho nhà đầu tư trong giao dịch, đặc biệt là các nhà đầu tư cá nhân. Đến ngày 30/6/2024, quy mô thị trường đã lên tới 997 mã trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ của 259 tổ chức phát hành, giá trị đăng ký giao dịch đạt gần 706.236,3 tỉ đồng. Hệ thống thành viên giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ cũng phát triển nhanh chóng từ 5 thành viên tại ngày khai trương lên 48 thành viên (Hà Anh, 2024).

Bảng 2: Thống kê một số chỉ tiêu cơ bản của hệ thống tổ chức tín dụng Việt Nam (tính đến ngày 30/6/2024)

Đơn vị: Tỉ đồng, %, tốc độ tăng trưởng so với thời điểm cuối năm trước liền kề

Tổng tài sản của các trung gian tài chính Việt Nam tính đến ngày 30/6/2024 là hơn 21 triệu tỉ đồng, tương đương 187% tổng GDP. Chức năng chính của các trung gian tài chính là huy động vốn từ bên thiếu vốn và chuyển cho bên thừa vốn (tài chính gián tiếp), nhưng các tổ chức này cũng là các bên tham gia lớn nhất trên thị trường tiền tệ. Họ cũng tham gia trên thị trường vốn với các tư cách khác nhau như: (i) Nhà đầu tư; (ii) Công ty niêm yết; (iii) Cung cấp dịch vụ đầu tư cổ phiếu trái phiếu.

Thứ năm, các sản phẩm tài chính mới đang được triển khai và phát triển. Thị trường tài chính Việt Nam đã không ngừng đổi mới với sự ra đời của nhiều sản phẩm tài chính mới như trái phiếu doanh nghiệp, chứng chỉ quỹ ETF và các sản phẩm phái sinh như: Chứng quyền, chứng quyền có bảo đảm, quyền mua cổ phần, chứng chỉ lưu ký, chứng khoán phái sinh. Dịch vụ tài chính phái sinh bao gồm: Hoán đổi lãi suất, hợp đồng kỳ hạn lãi suất, hợp đồng tương lai lãi suất, hợp đồng hoán đổi ngoại tệ (swap), hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ (forward), hợp đồng tương lai ngoại tệ (futures), hợp đồng quyền chọn ngoại tệ (option). Các sản phẩm tài chính mới này giúp các nhà đầu tư có thêm nhiều lựa chọn đầu tư.

Thứ sáu, mức độ hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của thị trường tài chính Việt Nam. Việt Nam đã tích cực tham gia vào các tổ chức tài chính quốc tế và ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA), giúp mở rộng cơ hội giao thương và đầu tư với các đối tác toàn cầu. Với cam kết của cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), tự do hóa thị trường tài chính trong AEC được chia thành các giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2020, Việt Nam và các nước ASEAN đã cam kết tự do hóa cả 4 phương thức bao gồm: (1) Cung cấp dịch vụ qua biên giới; (2) Tiêu dùng ngoài lãnh thổ; (3) Hiện diện thương mại; (4) Hiện diện thể nhân. Hiệp định EVFTA giữa Việt Nam với Liên minh châu Âu (EU) được thông qua năm 2020, với các cam kết tập trung vào tăng tỉ lệ mua cổ phần của các TCTD Việt Nam, mở cửa thị trường với các dịch vụ tài chính mới và một phần dịch vụ bảo hiểm.

Thứ bảy, mức độ ứng dụng công nghệ số trên thị trường tài chính đã có những điểm sáng. Các công ty chứng khoán đều phát triển giao dịch online. Việc mở tài khoản định danh khách hàng điện tử (eKYC) của nhiều công ty chứng khoán là chìa khóa cho sự tăng trưởng mạnh mẽ số lượng tài khoản chứng khoán của Việt Nam từ năm 2021 đến nay. Các sản phẩm cố vấn ảo/trợ lý ảo dựa trên khẩu vị rủi ro và mối quan tâm của nhà đầu tư được khá nhiều công ty phát triển. Công nghệ giúp tiết kiệm thời gian thu thập, sàng lọc và nhận định tin tức cho nhà đầu tư, tối ưu hóa công việc cho môi giới (Thanh Thủy, 2023).

Thứ tám, tăng trưởng kinh tế Việt Nam ấn tượng, là cơ sở củng cố niềm tin của nhà đầu tư và thúc đẩy sự phát triển của thị trường tài chính. Việt Nam là một câu chuyện thành công về phát triển nổi bật trên thế giới. Các cải cách kinh tế kể từ năm 1986, cùng với các xu hướng toàn cầu có lợi, đã giúp đưa Việt Nam từ một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới trở thành nền kinh tế có thu nhập trung bình chỉ trong một thế hệ. GDP bình quân đầu người tăng gấp 6 lần trong vòng chưa đầy 40 năm, từ dưới 600 USD năm 1986 lên 4.622,24 USD năm 2024. Tỉ lệ tăng trưởng Việt Nam đã duy trì tốc độ tăng trưởng GDP ấn tượng, thường xuyên ở mức trên 6 - 7% trong nhiều năm và là một trong những quốc gia có tỉ lệ tăng trưởng cao nhất thế giới (World Bank, 2024). Việt Nam là đối tác chiến lược toàn diện của 7 cường quốc hàng đầu trên thế giới (Hải Minh, 2024). Điều này giúp củng cố niềm tin của nhà đầu tư và thúc đẩy sự phát triển của thị trường tài chính.

Tuy vậy, sự phát triển thị trường tài chính Việt Nam trong nền kinh tế số vẫn tồn tại một số hạn chế như sau:

Thứ nhất, khung pháp lý còn một số bất cập. Dù đã có nhiều cải cách, hệ thống pháp lý và quy định vẫn còn phức tạp và chưa thực sự phù hợp với tốc độ phát triển của thị trường tài chính. Các quy định giao dịch ngoại hối phái sinh ban hành chưa chú trọng đến việc mở rộng và phát triển các giao dịch phái sinh ngoại hối. Các quy định của thị trường tín dụng doanh nghiệp và thị trường cho thuê tài chính còn chưa cụ thể, chưa khuyến khích sự phát triển của các thị trường này. Một số quy định của Luật Chứng khoán không còn phù hợp với thực tiễn, cần được xem xét, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện. Thể chế cho phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, các mô hình kinh doanh mới, tài chính xanh… còn chậm ban hành.

Thứ hai, công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra còn gặp nhiều khó khăn. Các hành vi vi phạm pháp luật trên thị trường ngày càng tinh vi, phức tạp trong khi nguồn lực giám sát, thanh kiểm tra còn bị hạn chế. Trên thị trường ngoại hối, vẫn phát sinh hiện tượng lợi dụng để chuyển tiền cho các mục đích bất hợp pháp ra nước ngoài (Phan Đăng Hải, 2023). Một số vấn đề mới phát sinh trong công tác quản lý, giám sát hoạt động của thị trường chứng khoán chưa có tiền lệ.

Thứ ba, thị trường phát triển chưa đồng đều và quy mô còn khiêm tốn. Thị trường tài chính Việt Nam phát triển không đồng đều, tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn như Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Thị trường tiền tệ liên ngân hàng đối diện các vấn đề như: Rủi ro thanh khoản mang tính hệ thống có khả năng xảy ra khi có thông tin bất lợi trên thị trường; các hệ thống thanh toán chưa có tính liên kết với nhau khiến cho NHNN khó thực hiện chức năng kiểm tra và giám sát của mình, đặc biệt trong bối cảnh tội phạm công nghệ cao ngày càng gia tăng; các tổ chức tín dụng tham gia thị trường còn ở thế bị động, chưa thực sự linh hoạt tìm kiếm cơ hội đầu tư. Thị trường ngoại hối, thị trường tín dụng doanh nghiệp, thị trường cho thuê tài chính quy mô còn rất khiêm tốn. Thị trường cổ phiếu quy mô còn tương đối nhỏ. Việt Nam vẫn được xem là một thị trường cận biên (Frontier Market). Một số công ty niêm yết không đạt được tiêu chuẩn cao về hoạt động kinh doanh và quản trị, dẫn đến tình trạng “công ty rác” và làm giảm niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường. Tính thanh khoản của thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn chưa cao so với các thị trường phát triển. Thị trường trái phiếu doanh nghiệp còn bị ảnh hưởng bởi niềm tin của nhà đầu tư do các sai phạm của một số doanh nghiệp vừa bị xử lý và việc một số phương tiện đưa tin không chính thống, tin thất thiệt về một số doanh nghiệp phát hành trái phiếu. Đồng thời, việc kiểm tra, giám sát tập trung vào giám sát mục đích phát hành trái phiếu cũng dẫn đến tâm lý quan ngại của cả doanh nghiệp phát hành và tổ chức cung cấp dịch vụ.

Thứ tư, số lượng các sản phẩm tài chính chưa đa dạng, chất lượng một số sản phẩm tài chính còn chưa bảo đảm. Các sản phẩm phái sinh, quỹ đầu tư và các công cụ tài chính phức tạp khác vẫn còn tương đối nhỏ về quy mô. Chưa có nhiều sản phẩm đầu tư hấp dẫn cho nhà đầu tư, đặc biệt là các sản phẩm gián tiếp thông qua quỹ đầu tư. Các sản phẩm giao dịch mua kỳ hạn và mua hẳn giấy tờ có giá trên thị trường liên ngân hàng chiếm tỉ lệ rất nhỏ. Một số sản phẩm cổ phiếu và trái phiếu có chất lượng thấp, là “cổ phiếu rác”, tình trạng một số cổ phiếu bị đình chỉ giao dịch của các doanh nghiệp lớn, từng có uy tín cao trên thị trường khiến nhà đầu tư hoang mang.

Thứ năm, vốn đầu tư gián tiếp (FPI) đang có xu hướng suy giảm. Trong khi dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ghi nhận xu hướng gia tăng tích cực (Ban Kinh tế Trung ương, 2024) thì dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài lại có dấu hiệu suy giảm. Vốn đăng ký góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài so với cùng kỳ năm 2023 đã giảm 58% về tổng giá trị vốn góp, giảm 11% về số dự án góp vốn, mua cổ phần. Thị trường chứng khoán cũng ghi nhận các đợt bán ròng của nhà đầu tư nước ngoài. (Nguyễn Công Toàn, Đinh Tiến Phong, 2024).

Thứ sáu, mức độ áp dụng công nghệ chưa cao. Hạ tầng công nghệ và hệ thống giao dịch vẫn cần được nâng cấp để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Sự cố kỹ thuật và vấn đề an ninh mạng vẫn là mối lo ngại lớn. Rủi ro công nghệ và an ninh mạng gia tăng, đòi hỏi cần nhận diện và đẩy nhanh hơn, kiểm soát hiệu quả hơn trong thời gian tới. Mặc dù thị trường tài chính có những đổi mới dù mang thêm tiện ích cho khách hàng, nhưng một số sản phẩm chưa thích hợp để ứng dụng. Điển hình là việc sử dụng thuật toán, robot và lệnh tần suất cao trong giao dịch chứng khoán. Ứng dụng này có thể khiến việc số lệnh tăng quá nhanh, chạm ngưỡng năng lực lệnh của hệ thống, từng gây ra hiện tượng “nghẽn lệnh” trên hệ thống giao dịch của Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh.

Thứ bảy, nhận thức và kiến thức tài chính của nhà đầu tư còn hạn chế. Thị trường vẫn trong giai đoạn phát triển nên còn bị ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố tâm lý, tâm lý đám đông, tin đồn thất thiệt. Nhà đầu tư cá nhân vẫn chiếm đa số trên thị trường cổ phiếu, và nhà đầu tư có tổ chức chiếm tỉ trọng nhỏ. Người thừa vốn vẫn đang sử dụng các trung gian tài chính nhiều hơn là tham gia thị trường tài chính. Kiến thức và kỹ năng quản lý tài chính của người dân còn hạn chế, dẫn đến sự thiếu thận trọng trong đầu tư và quản lý tài chính cá nhân.

3. Giải pháp phát triển thị trường tài chính trong nền kinh tế số

Thứ nhất, hoàn thiện khung pháp lý. Cần nhất quán, điều chỉnh phù hợp các luật liên quan như Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Doanh nghiệp… nhằm tăng tính tự chủ, minh bạch của các tổ chức tài chính. Bổ sung quy định hoạt động mới như ngân hàng đầu tư, phân phối bảo hiểm qua ngân hàng phù hợp với cam kết hội nhập quốc tế. Hoàn thiện luật định quản lý mô hình kinh doanh mới trên nền tảng công nghệ theo hướng tạo điều kiện song vẫn bảo đảm kiểm soát rủi ro. Rà soát, hoàn thiện khung pháp lý về mua lại và sáp nhập, đầu tư để giảm thiểu rủi ro thâu tóm, bảo đảm quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia...

Bên cạnh đó, cần nhanh chóng hoàn thiện quy định hướng dẫn thực hiện các đạo luật quan trọng đã được ban hành. Chi tiết hơn các quy định về điều kiện phát hành cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp, điều kiện về nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp… Quy định rõ hơn phạm vi hoạt động và cung cấp dịch vụ của công ty chứng khoán, tăng cường chế tài xử phạt vi phạm để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư... bảo đảm sự phát triển lành mạnh, minh bạch và bền vững của thị trường chứng khoán. Ban hành các văn bản pháp lý tạo điều kiện phát triển thị trường tín dụng doanh nghiệp, thị trường cho thuê tài chính.

Thứ hai, tăng cường công tác quản lý, thanh tra, giám sát thị trường tài chính, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật. Hoàn thiện công tác tổ chức điều hành, thể chế quản lý, giám sát thị trường tài chính để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc hiện tại cũng như tận dụng xu hướng mới, cơ hội mới trong tăng trưởng xanh, chuyển đổi năng lượng, tài chính xanh và chuyển đổi số, trong đó có Fintech. Lành mạnh hóa các tổ chức tài chính, đưa các chuẩn mực hoạt động hướng tới đạt chuẩn thông lệ quốc tế. Tăng cường cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành liên quan để nâng cao hiệu quả công tác giám sát liên thông, kịp thời nhận diện, cảnh báo rủi ro và bảo đảm thị trường tài chính hoạt động lành mạnh, an toàn, bền vững. Tiếp tục cải cách, cải thiện mạnh mẽ, thực chất môi trường đầu tư kinh doanh, có lộ trình thực hiện chi tiết theo từng giai đoạn, giảm mạnh chi phí không chính thức, bảo đảm công khai, minh bạch; tiếp tục đơn giản hóa thủ tục hành chính, đẩy mạnh Chương trình chuyển đổi số quốc gia. Rà soát, cải cách quy trình cấp phép chào bán chứng khoán ra công chúng, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp đủ điều kiện chào bán trái phiếu ra thị trường; tiếp tục phát triển thị trường trái phiếu thứ cấp minh bạch. Bộ Tài chính và NHNN tập trung triển khai các biện pháp điều hành bảo đảm thanh khoản của hệ thống NHTM, điều hành tăng trưởng tín dụng phù hợp với tình hình phát triển của nền kinh tế. Đẩy mạnh việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho công tác thanh tra, giám sát; hoàn thiện và đưa vào sử dụng Hệ thống giám sát giao dịch nâng cấp với các tính năng phân tích, cảnh báo, thống kê. Tiếp tục rà soát, đánh giá hoạt động của các công ty chứng khoán, tổ chức các đợt thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp phát hành và công ty chứng khoán cung cấp dịch vụ; phối hợp với NHNN trong quản lý, giám sát việc các tổ chức tín dụng phát hành, đầu tư và cung cấp dịch vụ về trái phiếu riêng lẻ.

Thứ ba, khuyến khích sự phát triển bền vững của các thị trường tiền tệ và thị trường vốn, tiếp tục đẩy mạnh công tác nâng hạng thị trường chứng khoán từ cận biên lên mới nổi. Tăng cường sự tham gia đa dạng của các bên trên thị trường tiền tệ. Tăng tính minh bạch và chuẩn mực quản trị doanh nghiệp, các công ty niêm yết. Yêu cầu các công ty cần phải tuân thủ các tiêu chuẩn minh bạch trong báo cáo tài chính và quản lý doanh nghiệp, đây là một yếu tố cốt lõi trong quản trị doanh nghiệp. Đồng bộ phát triển thị trường tài chính cân bằng hơn, trong đó cần tập trung tháo gỡ khó khăn cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp để giảm bớt áp lực nguồn vốn trung, dài hạn cho hệ thống ngân hàng, hiện thực hóa việc nâng hạng thị trường chứng khoán (từ “cận biên” lên “mới nổi”) theo đúng kế hoạch đề ra.

Thứ tư, tiếp tục đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm trên thị trường tài chính. Khuyến khích phát triển thêm các sản phẩm cổ phiếu quỹ, sản phẩm phái sinh trên thị trường chứng khoán, sản phẩm giao dịch mua kỳ hạn và mua hẳn giấy tờ có giá trên thị trường liên ngân hàng. Nâng cao chất lượng hàng hóa, bảo đảm giữ đúng tiêu chuẩn niêm yết, đăng ký giao dịch, phát hành theo đúng quy định của pháp luật. Đồng thời, tiếp tục phát triển cơ sở nhà đầu tư, theo hướng đa dạng hóa nhà đầu tư, tăng cường các nhà đầu tư có tổ chức, nhà đầu tư chuyên nghiệp và song hành với việc đào tạo nhà đầu tư cá nhân.

Thứ năm, có các biện pháp cụ thể để giảm thiểu tác động của việc sụt giảm vốn đầu tư gián tiếp. NHNN cần thực hiện chính sách tỉ giá linh hoạt, nới rộng biên độ tỉ giá và neo đồng nội tệ với các đồng ngoại tệ mạnh để giảm tác động của đầu tư gián tiếp lên tỉ giá đồng nội tệ trong nước. Ngoài ra, để ứng phó hiệu quả đối hiện tượng rút vốn khỏi thị trường chứng khoán, NHNN còn cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan, trong đó có UBCKNN để thúc đẩy minh bạch thông tin, cạnh tranh lành mạnh giữa các nhà đầu tư, ngăn ngừa các hành vi gian lận, bảo đảm an toàn tài chính, giảm thiểu rủi ro cho các nhà đầu tư, hướng đến củng cố niềm tin cho các nhà đầu tư gián tiếp đối với thị trường chứng khoán Việt Nam.

Thứ sáu, tăng cường chuyển đổi số. Tăng cường chuyển đổi số, sử dụng công nghệ để cải thiện quá trình giám sát và quản lý các hoạt động tài chính, giúp tăng cường tính minh bạch và hiệu quả trong việc thực thi các quy định. Tiếp tục nâng cấp hạ tầng số, hạ tầng tài chính, hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia cùng với năng lực quản lý rủi ro công nghệ thông tin, an toàn thông tin, dữ liệu. Xây dựng đội ngũ chuyên gia, đáp ứng yêu cầu bảo mật, an toàn thông tin, dữ liệu trong hoạt động, nhất là đối với các giao dịch xuyên biên giới, giao dịch số... Nâng cao nhận thức và năng lực quản lý rủi ro, trong đó có rủi ro công nghệ thông tin, an ninh mạng của các định chế tài chính. Tăng cường các biện pháp bảo mật, an ninh mạng để bảo vệ hệ thống tài chính trước các mối đe dọa từ không gian mạng.

Đồng thời, tăng cường áp dụng công nghệ tài chính để cải thiện các dịch vụ tài chính truyền thống, chẳng hạn như thanh toán điện tử, cho vay trực tuyến, quản lý tài sản số và các dịch vụ ngân hàng kỹ thuật số. Ứng dụng công nghệ chuỗi khối (Blockchain) để tăng cường tính minh bạch, an toàn và hiệu quả trong các giao dịch tài chính. Sự ra đời của tiền mã hóa cũng xuất phát từ áp dụng Blockchain, mở ra các cơ hội mới cho đầu tư và giao dịch nhưng cũng mang lại nhiều thách thức rủi ro. Sử dụng các thuật toán và trí tuệ nhân tạo (AI) để tự động hóa quá trình giao dịch như giao dịch thuật toán (Algorithmic Trading) giúp tăng tính hiệu quả và giảm thiểu rủi ro. Sử dụng dữ liệu lớn (Big Data) và các công cụ phân tích dữ liệu (Data Analytics) để đưa ra các quyết định tài chính thông minh hơn, tối ưu hóa danh mục đầu tư và quản lý rủi ro. Tận dụng công nghệ để mở rộng dịch vụ tài chính toàn diện đến các nhóm người dùng chưa được phục vụ đầy đủ, bao gồm các cộng đồng ở vùng sâu, vùng xa và những người không có tài khoản ngân hàng.

Thứ bảy, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Chú trọng đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là đội ngũ lãnh đạo, quản lý cấp cao, cấp trung. Đẩy mạnh nghiên cứu, khuyến khích áp dụng các giải pháp, đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin, cải tiến quy trình, tăng hiệu quả phối kết hợp nhằm nâng cao năng suất lao động và tăng năng lực cạnh tranh. Quan tâm đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong cả mảng tài chính, công nghệ số và an ninh mạng…

Thứ tám, tăng cường giáo dục tài chính, đẩy mạnh truyền thông nhằm ổn định tâm lý, niềm tin của nhà đầu tư. Tiếp tục tập trung truyền thông với thông điệp rõ về định hướng phát triển của Nhà nước đối với thị trường tài chính nói chung, thị trường chứng khoán nói riêng. Định hướng vấn đề truyền thông, ngăn chặn việc đưa tin không chính thống, chưa kiểm soát; kịp thời phát hiện và có giải pháp xử lý nghiêm các trường hợp đưa tin giả mạo, thất thiệt... gây ảnh hưởng đến thị trường tài chính. Tăng cường tuyên truyền, cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác và kịp thời tới công chúng đầu tư, giúp các doanh nghiệp, nhà đầu tư tiếp cận nhanh và đầy đủ nguồn thông tin chính thống, hạn chế sự tác động về tâm lý do tin đồn, tin giả mạo trên thị trường.

1. Anh Quân (2024), Trình độ công nghệ thấp đang cản trở Việt Nam ứng dụng số, https://thanhnien.vn/trinh-do-cong-nghe-thap-dang-can-tro-viet-nam-ung-dung-so-185240617235422929.htm

2. Ban Kinh tế Trung ương (2024), Vốn FDI thực hiện trong 8 tháng năm 2024 cao nhất trong 5 năm qua, https://kinhtetrunguong.vn/kinh-te/kinh-tet-vi-mo/von-fdi-thuc-hien-trong-8-thang-nam-2024-cao-nhat-trong-5-nam-qua.html

3. Bùi Thị Mến, Trương Thảo Anh, Đặng Sao Mai (2024), Phát triển thị trường tiền tệ liên ngân hàng tại Việt Nam: Thực trạng và một số khuyến nghị, https://tapchinganhang.gov.vn/phat-trien-thi-truong-tien-te-lien-ngan-hang-tai-viet-nam-thuc-trang-va-mot-so-khuyen-nghi.htm

4. Cao Thị Ý Nhi và Đặng Anh Tuấn (2018) (đồng chủ biên), Giáo trình Lý thuyết Tài chính tiền tệ, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân.

5. Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 của Chính phủ về thương mại điện tử.

6. Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.

7. Quyết định số 411/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 31/3/2022 phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

8. Quyết định số 1726/QĐ-TTg ngày 29/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán đến năm 2030.

9. Hà Anh (2024), Thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ đạt hơn

706,2 ngàn tỉ đồng sau 1 năm vận hành, https://vneconomy.vn/thi-truong-trai-phieu-doanh-nghiep-rieng-le-dat-hon-706-2-ngan-ty-dong-sau-1-nam-van-hanh.htm

10. Hải Minh (2024), Tầm quan trọng của những khuôn khổ quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, https://baochinhphu.vn/tam-quan-trong-cua-nhung-khuon-kho-quan-he-doi-tac-chien-luoc-toan-dien-102240309164640084.htm

11. DSC, Phân biệt thị trường tiền tệ và thị trường vốn: Hướng dẫn chi tiết cho nhà đầu tư, https://www.dsc.com.vn/kien-thuc/phan-biet-thi-truong-tien-te-va-thi-truong-von-huong-dan-chi-tiet-cho-nha-dau-tu

12. Kemp, S. (2024), Digital 2024: Vietnam, Data reporter, https://datareportal.com/reports/digital-2024-vietnam

13. Mishkin, F (2021), The Economics of Money, Banking and Financial Markets, Global 13th Edition, Pearson.

14. Nguyễn Công Toàn, Đinh Tiến Phong (2024), Đầu tư FPI: Dấu hiệu đảo chiều của dòng vốn.

15. NHNN (2024), Thống kê một số chỉ tiêu cơ bản của các tổ chức tín dụng, tính đến 30/6/2024.

16. Phan Đăng Hải (2023), Hoàn thiện pháp luật về quản lý ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước để kiểm soát lạm phát, https://kiemsat.vn/hoan-thien-phap-luat-ve-quan-ly-ngoai-hoi-cua-ngan-hang-nha-nuoc-de-kiem-soat-lam-phat-65669.html

17. Thanh Thủy (2023), Ứng dụng công nghệ trên thị trường chứng khoán gặp nút thắt hạ tầng, https://baodautu.vn/ung-dung-cong-nghe-tren-thi-truong-chung-khoan-gap-nut-that-ha-tang-d201680.html

18. UBCKNN (2024), Sơ kết công tác chỉ đạo điều hành 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024, https://ssc.gov.vn/webcenter/portal/ubck/pages_r/l/chitit?dDocName=APPSSCGOVVN1620146257

19. Việt Anh, JK (2024), Thị trường chứng khoán sau vụ án Trịnh Văn Quyết: Thuốc đắng dã tật, https://stockbiz.vn/tin-tuc/thi-truong-chung-khoan-sau-vu-an-trinh-van-quyet-thuoc-dang-da-tat/23601135

20. Vũ Hải Sơn (2024), Mạnh tay xử phạt, làm sạch thị trường chứng khoán, https://cand.com.vn/Thi-truong/manh-tay-xu-phat-lam-sach-thi-truong-chung-khoan-i728829/

21. World Bank (2024), Digital Progress and Trends Report 2023, World Bank Group.

22. World Bank (2024), Vietnam Overview, https://www.worldbank.org/en/country/vietnam/overview

PGS., TS. Lê Thanh Tâm (Trường Đại học Kinh tế Quốc dân)

(BKT) Theo số liệu thống kê của Văn phòng Chính phủ, năm 2023, tình hình kinh tế Việt Nam tiếp tục xu hướng phục hồi, đạt được nhiều kết quả quan trọng, khá toàn diện, nhiều lĩnh vực đạt thành tựu, dấu ấn nổi bật.