Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :
Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :
Khi được làm việc trong môi trường tốt, tâm lí nhân viên sẽ trở nên thoải mái. Mà tâm lí là một chất xúc tác, kích thích sự hào hứng, là động lực để hoàn thành tốt mọi công việc được giao. Và trong trường hợp ngược lại, nếu môi trường làm việc không tốt, không như mong đợi của nhân viên sẽ dễ dàng khiến họ nảy sinh ra tâm lí chán nản, quá trình làm việc gặp nhiều stress, dẫn tới kết quả không được cao. Nếu tình trạng này kéo dài trong thời gian dài, tất yếu nhân viên sẽ rời bỏ công ty không sớm thì muộn. Đây là điều mà nhiều công ty không mong muốn xảy ra.
Ngoài ra, khi được làm việc trong môi trường thoải mái, không chỉ tinh thần mà sức khỏe nhân viên còn được nâng cao, kích thích sự sáng tạo và giúp họ đạt năng suất cao hơn. Việc thay đổi môi trường làm việc theo chiều hướng thân thiện sẽ giúp các doanh nghiệp đạt năng suất cao hơn và giữ chân nhân viên được lâu dài.
Ngoài hiệu suất làm việc, thì áp lực tại nơi làm việc là chuyện thường ngày mà mỗi nhân viên đều ít nhiều gặp phải. Có thể nói áp lực không xấu, thậm chí nó còn giúp nhân viên trở nên hoạt bát, năng động, ham học hỏi và vui vẻ sửa chữa lỗi sai của mình hơn. Tuy nhiên nó chỉ tốt khi nằm trong phạm vi quản lí của cá nhân. Nếu áp lực vượt quá phạm vi quản lí sẽ dẫn đến stress. Càng ngày càng nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ hay than vãn rằng họ đang gặp stress trong công việc. Vậy nguyên nhân nào gây ra stress?
Có rất nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do môi trường làm việc không tốt và hệ thống quản lí yếu kém, không nhận được sự giúp đỡ từ đồng nghiệp. Stress trong thời gian dài rất ảnh hưởng tới sức khỏe. Cách giải quyết tốt nhất đó là xây dựng được môi trường làm việc thân thiện với nhân viên ngay từ đầu.
Một môi trường làm việc thân thiện trong đó nhân viên sẽ thoải mái đưa ra ý kiến đối với lãnh đạo, nhận được sự giúp đỡ từ quản lí, đồng nghiệp, luôn cảm thấy mình không “đơn độc” giải quyết vấn đề. Vì vậy các công ty nên quan tâm nhiều hơn đến môi trường làm việc và những áp lực nhân viên đang gặp phải để có hướng điều tiết tốt hơn, giảm tình trạng stress, ảnh hưởng chất lượng công việc.
Bạn hãy thử tưởng tượng bạn sẽ làm việc trong một môi trường mà ở đó mọi người đều chan hòa, sẵn sàng giúp đỡ bạn, lãnh đạo luôn quan tâm chăm sóc sức khỏe từng li từng tí. Ở đó bạn luôn thoải mái trò chuyện, đưa ra ý kiến và không bị cô lập. Ở đó mọi người sẽ góp ý trung thực đối với những sai lầm mà bạn gặp phải chứ không có trường hợp “đì” nhau. Wow! Nó sẽ rất tuyệt vời và bạn chắc chắn muốn được làm việc luôn trong môi trường đó đúng không?
Tất nhiên đây là điều mà mọi nhân viên và ứng viên luôn mong muốn được trải nghiệm. Thực tế có rất nhiều công ty và doanh nghiệp Việt Nam đang dần thay đổi môi trường làm việc truyền thống đầy cạnh tranh và lắm “drama” sang môi trường làm việc thân thiện, lí tưởng.
Có câu nói rất hay được mọi người truyền tai nhau đó là “Thà nhận lương ít còn hơn làm việc dưới trướng sếp tồi, kìm hãm năng lực nhân viên” (Nhưng nếu lương cao mà sếp lại xịn thì còn gì bằng đúng không?)
Thực tế đây là điều mà không một nhân viên nào mong muốn xảy ra trong môi trường mình gắn bó và làm việc trong thời gian dài. Hãy thử tượng tượng nếu bạn làm việc dưới trướng một người sếp hay la mắng, giận giữ, không bao giờ ngồi xuống trò chuyện tâm sự và lắng nghe nỗi lòng của bạn. Mới thử tưởng tượng thôi đã thấy hãi hùng rồi!
Nhưng điều đó chỉ xuất hiện ở công ty khác chứ riêng Hamsa chúng mình thì gần như không bao giờ xảy ra nhé! Thậm chí lãnh đạo của Hamsa còn ngược lại, rất tâm lí, thân thiện và quan tâm đến nhân viên. Mình sẽ kể cho bạn những gì CEO của Hamsa – anh Nguyễn Thanh Tùng quan tâm đến nhân viên như nào nhé!
Khi mới bước vào làm việc tại Hamsa, trong thời gian nghỉ ăn trưa, anh Tùng đã tâm lý khi biết những thành viên mới như chúng mình chưa quen biết ai để ngồi vào mâm ăn cùng, vì vậy anh đã ngồi và gọi mọi người ngồi cùng chúng mình (nhân viên Hamsa sẽ được công ty bao ăn trưa và sắp xếp trải chiếu ngồi mâm tròn như trong gia đình). Đặc biệt, không chỉ anh Tùng, mà CPO Hamsa – chị Tạ Thị Hồng, CCO Hamsa – anh Nguyễn Văn Hiển đều luôn sẵn sàng lắng nghe những nỗi lòng của nhân viên về công việc và đời sống.
Hay trong thời gian 2 tháng thử việc, thành viên mới sẽ có 4 buổi định kì (có thể có những buổi khác nếu cần) ngồi cùng trò chuyện tâm sự những khó khăn hay vướng mắc gì khi đang làm việc tại Hamsa để cùng nhau có hướng giải quyết. Không những tiếp nhận thông tin từ phía thành viên, mà cuộc trò chuyện này diễn ra theo hướng phản hồi 2 chiều tức là quản lí cũng sẽ công nhận và bày tỏ đánh giá những đóng góp của thành viên đối với công ty. Đây cũng là một cách thực hành theo phương pháp CFR (Conversation – Feedback – Recognition) và Horenso được Hamsa áp dụng. Có người sẽ nghĩ các buổi trò chuyện này thường có áp lực vì phải đối mặt với quản lí hoặc sếp nhưng theo cảm nhận thực tế của chúng mình, các buổi trò chuyện này rất nhẹ nhàng, tình cảm và không hề có áp lực tâm lý gì cả. Qua các buổi như thế này, chúng mình đúc rút ra được rất nhiều kinh nghiệm không chỉ trong công việc mà còn ở cả đời sống.
Ngoài ra, các sếp luôn để tâm từng ý kiến của nhân viên chúng mình. Mọi đóng góp, ý kiến đều được ghi lại và triển khai luôn, từ việc nhỏ nhặt như cần thêm các chậu cây xanh ở chỗ này chỗ kia, đến việc cần thêm trang thiết bị máy tính để làm việc đều sẽ được thực hiện như mong muốn của nhân viên.
Không chỉ về mặt giao tiếp, lãnh đạo của Hamsa còn rất công tâm trong việc đánh giá công việc của từng người và sắp xếp hợp lí các công việc phù hợp với năng lực nhân viên. Tại Hamsa, bạn sẽ ít gặp phải tình trạng làm việc quá sức với mình và stress khi không hoàn thành được. Bởi mỗi công việc đưa ra, nếu bạn cảm thấy mình làm được, công việc ấy mới được giao cho bạn, và nếu cảm thấy mình chưa làm được việc đó, hãy cứ lên tiếng và bạn sẽ được sắp xếp công việc khác thay thế.
Bạn chỉ có thể làm việc tốt, hiệu quả khi bạn cảm thấy thoải mái, dễ chịu với môi trường làm việc mà ở đó mọi người đều vui vẻ, đoàn kết với nhau. Trong rất nhiều lý do nghỉ việc, thường thì các khúc mắc, xích mích với đồng nghiệp chiếm lượng lớn nhưng mọi người đều tránh không nhắc đến và phải lái sang lý do khác. Đồng nghiệp là một nhân tố rất quan trọng để quyết định việc nhân viên đi hay ở với công ty.
Các bạn trẻ thường rất sợ khi đọc được các bài viết trên mạng xã hội từ những nhân viên cũ về việc môi trường làm việc có tình trạng “ma cũ bắt nạt ma mới”, nhiều drama văn phòng, cạnh tranh chơi xấu,… Vì vậy việc quan tâm đến yếu tố quan hệ giữa nhân viên luôn được các ứng viên để ý rất kỹ trước khi nộp đơn vào một công ty mình mong muốn làm việc.
Theo một nghiên cứu của Úc được báo Thanh niên đăng tải, cho thấy mối quan hệ đồng nghiệp tại nơi làm việc quyết định phần lớn sức khỏe của nhân viên. Có thể thấy môi trường làm việc và quan hệ đồng nghiệp thân thiện là yếu tố đặc biệt quan trọng trong cuộc sống của mỗi người.
Vậy mối quan hệ nhân viên thế nào để được gọi là thân thiện, đoàn kết?
Tại Hamsa, chúng mình dám tuyên bố rằng ở đây có rất ít “drama”. Có lẽ do đặc điểm công việc và chuyên ngành là về IT nên các bạn nam, nữ đồng nghiệp của chúng mình dường như “kiệm lời” hơn so với các ngành nghề khác. Không vì thế mà công ty không có sự giao lưu, thường thì sẽ có các thành viên khác “hoạt ngôn” hơn là cầu nối giữa đồng nghiệp với nhau. Trong một bài viết khác, chúng mình đã viết kĩ hơn về thành viên vui tính, là “cầu nối” trong Hamsa và sắp tới sẽ còn nhiều câu chuyện về các thành viên khác nữa, các bạn nhớ theo dõi blog hàng ngày nhé!
Sự thân thiện của Hamsa-ers còn thể hiện qua việc cùng nhau tập trung dọn cơm vào thời gian ăn trưa, chơi trò chơi cùng nhau trong phòng game. Hay tại buổi chiều, vào khoảng thời gian tea-break, mọi người sẽ tập trung trong khu vực Pantry để thư giãn, trò chuyện, giao lưu với nhau.
Trong công việc, mỗi sáng, các thành viên trong từng squad sẽ cùng nhau đứng lên chia sẻ về công việc hiện tại mình đang tiếp nhận, tiến độ đang diễn ra, những khó khăn cần sự trợ giúp cho mọi người cùng nghe để có hướng giải quyết tốt nhất. Vì vậy bạn sẽ không gặp phải tình trạng “đơn độc” trong công việc của mình. Hãy luôn nhớ, bất cứ lúc nào khó khăn luôn có các anh chị, bạn bè đồng nghiệp sẵn sàng sẻ chia cho bạn. Và sự gắn kết giữa nhân viên sẽ giúp toàn bộ quy trình hoạt động trong đơn vị diễn ra suôn sẻ, hiệu quả.
Tiếng nói của nhân viên – employee voice đề cập đến sự tham gia của nhân viên vào quá trình ra quyết định của doanh nghiệp bao gồm cả các quyết định tập thể mang tính chiến lược và các hành vi ở cấp độ nhóm, cá nhân. Thật sự chưa phổ biến tại Việt Nam nhưng đây lại là hình thức làm việc mang lại hiệu quả cao.
Tại Hamsa, không có sự khiển trách, đánh giá hoặc cấm đoán với nhân viên mới, cũ, vị trí nắm giữ. Miễn sao bạn chứng minh được ý kiến của bạn có nhiều ưu điểm hơn và có thể đẩy nhanh năng suất công việc. Luôn có sự cởi mở gắn kết chặt chẽ giữa các phòng ban và giữa cấp trên cấp dưới. Cấp trên luôn hòa nhã, thân thiện, coi trọng từng ý kiến nhận xét của nhân viên và thi hành theo những ý kiến đó mà không có sự độc đoán khi đứng ở vị trí cao hơn. Và để thực hiện điều đó, Hamsa định kỳ tiến hành khảo sát chỉ số eNPS (Employee Net Promoter Score – chỉ số đo lường sự hài lòng của nhân viên khi làm việc) theo từng quý.
Các khảo sát cho phép chúng mình đánh giá khách quan về lòng trung thành và sự hài lòng của mọi người, cũng như sự đóng góp cho sự phát triển của công ty. Và các ý kiến đó sẽ được phân loại, đánh giá và dần dần triển khai. Thực tế thì không phải ý kiến nào cũng được tiếp nhận, mà ban lãnh đạo công ty và các bộ phận vẫn cần phải cân nhắc thật kĩ để đảm bảo không đi lệch so với giá trị cốt lõi của công ty.
Ngoài ra, Hamsa cũng đang trong quá trình học hỏi mỗi ngày, từ chuyên môn đến mô hình quản lí, vì vậy có những thứ dù sếp và ban lãnh đạo rất muốn làm nhưng do nguồn lực hạn chế nên sẽ phải để ưu tiên thấp hơn. Và nếu ai đó trong công ty còn chưa hiểu thì có thể sẽ không hài lòng đôi chút. Tuy nhiên, tốc độ học hỏi, ghi nhận ý kiến và đặc biệt là triển khai ra thực tế đang ngày cải thiện rõ ràng, bằng các “agile hóa” trong từng khâu, coi các anh em trong Hamsa như khách hàng để nhanh chóng chuyển giao giá trị đó.
Một nền văn hóa cởi mở, thân thiện sẽ giúp nhân viên giàu trách nhiệm hơn với công việc của mình. Thay vì nói “Ồ, tôi không có ý kiến hay không liên quan gì cả”, nhân viên sẽ nói “Tôi sẽ làm đúng như những gì tôi sẽ trình bày”. Vì vậy, tiếng nói của nhân viên xứng đáng là mối quan tâm hàng đầu trong các doanh nghiệp bởi được tôn trọng là một trong những nhu quan trọng thứ 4 (sau nhu cầu thể lý, nhu cầu an toàn và nhu cầu xã hội theo Maslow) của con người.
Thực tế, không có một môi trường nào gọi là tốt nhất, chỉ có môi trường làm việc phù hợp tại một thời điểm. Vì vậy Hamsa luôn cố gắng làm mọi thứ tốt nhất có thể để kiến tạo một môi trường làm việc thân thiện, thoải mái cho tất cả mọi người.
Thông qua bài viết trên, Hamsa hy vọng có thể cung cấp thông tin đến cho mọi người về khái niệm môi trường thân thiện, những lợi ích khi được làm việc trong môi trường đó. Ngoài ra, môi trường thân thiện, lí tưởng không chỉ đến từ một phía doanh nghiệp mà phần còn lại thuộc về bạn. Hãy luôn nỗ lực trong công việc, hòa đồng, đoàn kết với đồng nghiệp, hãy chủ động hơn trong việc nêu lên ý kiến của bản thân để làm cho thế giới nhỏ của mình trở nên có ý nghĩa và lan tỏa giá trị nhân văn hơn nhé!
Cuối cùng, nếu bạn đang muốn tìm một môi trường làm việc thân thiện, hòa đồng với nhiều vị trí hấp dẫn, hãy đến với Hamsa Technologies, chúng mình luôn chào đón bạn!