Trình Độ Văn Hóa Ghi 12 12 Hay Đại Học

Trình Độ Văn Hóa Ghi 12 12 Hay Đại Học

Trình độ văn hóa được hiểu là khả năng hoàn thành các chương trình giáo dục hiện nay, như hoàn thành các chương trình học ở cấp 1, cấp 2, cấp 3. Ngoài việc hoàn thành các chương trình giáo dục, trình độ văn hóa thể hiện qua cách ứng xử giữa các người với người, trong các mối quan hệ xã hội…

Trình độ văn hóa được hiểu là khả năng hoàn thành các chương trình giáo dục hiện nay, như hoàn thành các chương trình học ở cấp 1, cấp 2, cấp 3. Ngoài việc hoàn thành các chương trình giáo dục, trình độ văn hóa thể hiện qua cách ứng xử giữa các người với người, trong các mối quan hệ xã hội…

Tốt nghiệp đại học thì ghi trình độ văn hóa thế nào?

Như đã đề cập ở trên, trình độ văn hóa dùng để chỉ cấp độ học tập theo các bậc học phổ thông.

Vì vậy, người đã tốt nghiệp đại học thì cũng chỉ có thể ghi trình độ văn hóa là 12/12, còn trình độ đại học có thể ghi ở phần “trình độ chuyên môn”.

Trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn

Trình độ chuyên môn thường được ghi là trình độ chuyên môn cao nhất được đào tạo hoặc bồi dưỡng tại thời điểm kê khai thông tin như: Tiến sĩ khoa học, Tiến sĩ, Thạc sĩ, Cử nhân, Kỹ sư, Cao đẳng, Trung cấp, Sơ cấp… và thuộc chuyên ngành đào tạo nào. Bên cạnh đó, những người có nhiều văn bằng đào tạo như bằng Kỹ sư, Cử nhân, Thạc sĩ và cả Tiến sĩ thì chỉ cần kê khai trình độ chuyên môn cao nhất tính đến thời điểm hiện tại.

Xem thêm: Trình độ chuyên môn là gì? Điền trình độ chuyên môn vào lý lịch thế nào là chuẩn?

Những lưu ý khi ghi trình độ văn hóa trong sơ yếu lý lịch, hồ sơ xin việc

Khi viết trình độ văn hóa trong sơ yếu lý lịch, hồ sơ xin việc cần lưu ý các vấn đề như sau:

Đối với cá nhân hoàn thành chương trình Trung Cấp, Cao Đẳng hay Đại Học với các chuyên ngành khác nhau- trình độ này được gọi là trình độ chuyên môn, không thể viết tại trình độ văn hóa.

Tùy theo hệ đào tạo phổ thông (10 hay 12) nên ghi tốt nghiệp lớp mấy và hệ phổ thông đã theo học.

Trình độ văn hóa viết trong sơ yếu lý yếu lí lịch hay hồ sơ xin việc của cá nhân là mục cần thiết vì vậy cá nhân cần phải kê khai đúng với khả năng hoàn thành chương trình học phổ thông.

Trình độ học vấn khi viết trên sơ yếu lý lịch hay hồ sơ xin việc là phần quan trọng nhằm giúp cho doanh nghiệp nắm được khả năng của cá nhân đó.

Doanh nghiệp dựa vào thông tin điền ở trình độ văn hóa trên hồ sơ có thể đánh giá được trình độ khả năng nhận thức, thích ứng nhanh với văn hóa của công ty cũng như cách tiếp cận và nắm bắt công việc. Trình độ văn hóa viết trên hồ sơ xin việc của của ứng viên  là yếu tố cạnh tranh quyết định ứng viên nào được nhận vào công ty.

Trình độ văn hóa ảnh hưởng khi ứng tuyển xin việc vào doanh nghiệp, người có trình độ cao hơn sẽ được ưu tiên lựa chọn- vì vậy, hãy chăm chỉ học tập và đầu tư kiến thức, hoàn thành chương trình giáo dục nâng cao tầm hiểu biết của bản thân.

Trình độ văn hóa là sự kết hợp giữa học vấn và đạo đức, cách sống của một cá nhân. Khi trình độ càng cao  thể hiện khả năng nhận thức và thích ứng nhanh với bất kì môi trường, dễ dàng hòa nhập vào môi trường mới.

Trình độ văn hóa thể hiện trên sơ yếu hay hồ sơ xin việc phản ánh năng lực của cá nhân là bước căn bản để doanh nghiệp đánh giá và tìm ra ứng cử viên có trình độ phù hợp với những yêu cầu cơ bản đặt ra khi tìm người của doanh nghiệp.

Hi vọng thông qua bài viết này bạn sẽ hiểu được thế nào là trình độ chuyên môn và trình độ văn hóa. Nắm rõ được trình độ văn ghi 12/12 hay đại học trên hồ sơ, sơ yếu lý lịch của các nhân.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài

Trình độ văn hóa là gì? Tốt nghiệp đại học thì ghi trình độ văn hóa thế nào?

Sự khác nhau giữa trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn

Trình độ văn hóa được hiểu là trình độ hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông được viết trên hồ sơ hay sơ yếu lý lịch.

Trình độ văn hóa phụ thuộc vào khả năng hoàn thành chương trình học phổ thông ( theo hệ phổ thông 10 năm hay 12 năm) của mỗi cá nhân, sẽ viết đến năm cuối cùng học trên chương trình phổ thông.

Trình độ văn hóa thể hiện qua trình độ học trong chương trình phổ thông và là cách ứng xử, xử sự của mỗi cá nhân trong cuộc sống.

Sau khi hoàn thành chương trình chương trình giáo dục phổ thông nếu cá nhân có nhu cầu học sẽ học lên các bậc cao hơn như Cao Đẳng, Đại Học…  hay các chương trình sau đại học.

Tại các chương trình trên sẽ đào tạo các hệ kỹ sư, giáo viên, bác sĩ… trình độ sau khi hoàn thành các chương trình đào tạo thuộc các hệ kỹ sư, giáo viên, bác sĩ.. được gọi là trình độ chuyên môn.

Trình độ chuyên môn bao gồm kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm về một ngành nghề cụ thể được các tổ chức trường Trung Cấp, Cao Đẳng, Đại Học cung cấp bằng hay tín chỉ thông qua việc thi cử và học tập tại trường.

Trình độ chuyên môn thể hiện trong lĩnh vực, ngành nghề để cá nhân có thế vận dụng vào công việc sau khi đã tốt nghiệp ở trường.

Khai trình độ văn hóa trong Sơ yếu lý lịch viên chức

Tại hướng dẫn khai Sơ yếu lý lịch viên chức theo mẫu HS02-VC/BNV ban hành kèm theo Thông tư 07/2019/TT-BNV có đề cập về việc khai trình độ giáo dục phổ thông như sau:

Trình độ giáo dục phổ thông: ghi đã tốt nghiệp lớp mấy, thuộc hệ đào tạo phổ thông nào.

Ví dụ: Lớp 10/10 (đối với những người tốt nghiệp lớp 10 hệ 10 năm); Lớp 12/12 (đối với những người tốt nghiệp lớp 12 hệ 12 năm).

(Bắt đầu từ năm 1981, hệ thống giáo dục được chuyển từ hệ 10 năm sang hệ 12 năm – Quyết định 135/CP).

Cách ghi trình độ văn hóa trong sơ yếu lý lịch

Khai báo trong đơn xin việc, sơ yếu lý lịch hoặc các giấy tờ khác là việc làm cần thiết giúp nhà tuyển dụng nắm bắt được trình độ của ứng viên nhằm làm căn cứ để ra quyết định tuyển dụng như xác định hệ số lương, nâng cao bậc học hoặc cấp học bổng, đào tạo,…

Trình độ văn hóa và trình độ học vấn

Tại khoản 2 Điều 6 Luật Giáo dục 2019 về các cấp học và trình độ đào tạo theo hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:

– Giáo dục mầm non bao gồm giáo dục nhà trẻ và giáo dục mẫu giáo.

– Giáo dục phổ thông bao gồm giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở và giáo dục trung học phổ thông.

– Giáo dục nghề nghiệp bao gồm đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác.

– Giáo dục đại học bao gồm đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ và tiến sĩ. Trong đó:

Sau khi hoàn thành cấp học, cá nhân sẽ được cấp bằng tốt nghiệp thể hiện việc hoàn thành chương trình học cũng như đạt đủ điều kiện để tốt nghiệp. Từ trình độ học vấn được thể hiện trên đơn xin việc, sơ yếu lý lịch, CV nhà tuyển dụng có thể xác định trình độ của ứng viên.

Theo hướng dẫn khai Sơ yếu lý lịch viên chức mẫu HS02-VC/BNV được ban hành kèm theo Thông tư 07/2019/TT-BNV về khai thông tin trình độ học vấn hay trình độ giáo dục phổ thông bằng cách ghi đã tốt nghiệp lớp mấy và thuộc hệ đào tạo phổ thông nào. Do đó, trong sơ yếu lý lịch hoặc bìa hồ sơ xin việc là trình độ học vấn theo các cấp độ học tập thuộc hệ đào tạo tương ứng.

Về trình độ văn hóa / trình độ học vấn

Trình độ trong sơ yếu lý lịch thường nằm tại Phần I. Lịch sử bản thân, bao gồm “trình độ văn hóa” hoặc “trình độ học vấn”, bắt buộc ứng viên phải điền đầy đủ và chính xác.

Ứng viên đã học qua cấp bậc học nào thì ghi chính xác vào mục “trình độ văn hóa” hoặc mục “trình độ học vấn” tương ứng. Cụ thể là ứng viên phải ghi đã tốt nghiệp lớp mấy và thuộc hệ đào tạo phổ thông nào… Tùy vào mục hiển thị trình độ học vấn trong sơ yếu lý lịch mà ứng viên sẽ có cách ghi phù hợp.

Ứng viên chỉ cần ghi trình độ chuyên môn cao nhất được đào tạo, bồi dưỡng tính tại thời điểm kê khai và thuộc chuyên ngành đào tạo nào.

Ví dụ: Nếu trình độ chuyên môn cao nhất của bạn là tốt nghiệp đại học luật, chỉ cần ghi trình độ chuyên môn Cử nhân luật.