Xuất Khẩu Điều Việt Nam 2022 Đến Nay

Xuất Khẩu Điều Việt Nam 2022 Đến Nay

Theo Hiệp hội Điều Việt Nam, xuất khẩu điều của Việt Nam sẽ tăng trong quý 4-2024 vì nhu cầu thế giới tăng. Việt Nam hiện giữ vững vị trí số 1 thế giới về xuất khẩu hạt điều, kỳ vọng kim ngạch đạt kỷ lục 4 tỉ USD trong năm 2024.

Theo Hiệp hội Điều Việt Nam, xuất khẩu điều của Việt Nam sẽ tăng trong quý 4-2024 vì nhu cầu thế giới tăng. Việt Nam hiện giữ vững vị trí số 1 thế giới về xuất khẩu hạt điều, kỳ vọng kim ngạch đạt kỷ lục 4 tỉ USD trong năm 2024.

Infographic: Xuất khẩu tôm Việt Nam năm 2022

(vasep.com.vn) Năm 2022, xuất khẩu tôm của Việt Nam đạt kỷ lục 4,3 tỷ USD, tăng 11% so với năm 2021. Đây là một kết quả đáng khích lệ trong bối cảnh ngành tôm vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn như hệ lụy đại dịch Covid, xung đột Nga – Ukraine, lạm phát tăng cao ở các thị trường, chi phí sản xuất và kinh doanh tăng mạnh, biến động tỷ giá ngoại tệ…

Email: [email protected]

Điện thoại 024. 37715055 – ext.203

Theo thông tin từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), giá điều nhân xuất khẩu trong 10 ngày đầu tháng 7 giảm so với cùng kỳ tháng 6/2018. Cụ thể giá điều nhân loại W240 giảm 4,4%, xuống còn 4,3 – 4,35 USD/kg; loại W320 giảm 8,0%, xuống còn 4,05 – 4,1 USD/kg; loại W450/SW320/LBW320 giảm 11,8%, xuống còn 3,75 - 3,90 USD/kg; điều nhân loại WS/WB giảm 4,8%, xuống còn 4,0 – 4,05 USD/kg; điều nhân loại SP giảm 3,8%, xuống còn 2,55 – 2,60 USD/kg; điều nhân loại LP giảm 2,8%, xuống còn 3,5 -3,55 USD/kg.

Giá hạt điều xuất khẩu liên tiếp giảm từ đầu năm đến nay, đồng thời nguồn cung thiếu hụt đã khiến cho nhiều doanh nghiệp chế biến trong nước phải tạm dừng hoạt động. Trong khi đó, giá điều thô trên thị trường trong nước diễn biến trái chiều. Tại Đồng Nai, giá hạt điều thô ổn định ở mức 49.000 đồng/kg, nhưng giá điều thô tại Bình Phước lại giảm 3.000 đồng/kg, xuống còn 44.000 đồng/kg.

Cục Xuất nhập khẩu dự báo trong những tháng cuối năm 2018, thị trường xuất khẩu điều nhân Việt Nam sẽ thuận lợi. Theo yếu tố chu kỳ, các nhà nhập khẩu thường đẩy mạnh mua nhân điều phục vụ cho nhu cầu tăng cao vào cuối năm. Trước tình hình giá điều nhân xuất khẩu của Việt Nam vẫn đang trong xu hướng giảm, cơ quan quản lý khuyến cáo các doanh nghiệp chế biến điều nhân trong nước cần giảm công suất chế biến, liên kết với nông dân xây dựng vùng nguyên liệu chất lượng cao, tập trung vào chế biến sâu để nâng cao giá trị sản phẩm.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hạt điều tháng 6/2018 đạt 32,3 nghìn tấn, trị giá 293,17 triệu USD, giảm 11,4% về lượng và giảm 14,1% về trị giá so với tháng 5/2018, giảm 6,3% về lượng và giảm 17,2% trị giá so với tháng 6/2017. Tính chung 6 tháng đầu năm 2018, xuất khẩu hạt điều đạt 175 nghìn tấn, trị giá 1,698 tỷ USD, tăng 16,1% về lượng và tăng 15,8% về trị giá so với 6 tháng đầu năm 2017.

Giá xuất khẩu bình quân mặt hàng điều tháng 6/2018 đạt 9.068 USD/tấn – mức thấp nhất kể từ tháng 1/2017, giảm 3,0% so với tháng 5/2018 và giảm 11,6% so với tháng 6/2017. Trong 6 tháng đầu năm 2018, giá xuất khẩu bình quân hạt điều đạt 9.699 USD/tấn, giảm 0,2% so với 6 tháng đầu năm 2017.

Tháng 6/2018, giá xuất khẩu bình quân hạt điều sang một số thị trường như Pháp, Hy Lạp, Đức, Nhật Bản tăng so với tháng 5/2018, so với cùng kỳ năm 2017 đều giảm từ mức 2,5% đến 13,4%; Giá xuất khẩu bình quân hạt điều sang một số thị trường giảm so với tháng 5/2018 như Hồng Kông giảm 1,8%, đạt 11.199 USD/tấn; Đài Loan giảm 0,5%, đạt 10.071 USD/tấn.

Trong 6 tháng đầu năm 2018, giá xuất khẩu bình quân hạt điều sang thị trường Hồng Kông, Pháp, Hy Lạp, Đức, Nhật Bản, Nauy, Hà Lan tăng.

Tháng 5/2018, xuất khẩu hạt điều W320 đạt 17,7 nghìn tấn, trị giá 169,43 triệu USD, giảm 2,1% về lượng và giảm 7,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017. Trong khi đó, lượng hạt điều loại W240, WS/WB, LP xuất khẩu tăng trưởng hai con số. Tính chung 5 tháng đầu năm 2018, xuất khẩu hạt điều loại W320 đạt 71,1 nghìn tấn, trị giá 719,52 triệu USD, tăng 7,9% về lượng và tăng 13,5% về trị giá so với 5 tháng đầu năm 2017.

Theo thống kê từ Cơ quan Hải quan Thái Lan, 5 tháng đầu năm 2018 nhập khẩu hạt điều của nước này đạt 173.536 tấn, trị giá 2,673 triệu Baht (tương đương 80,75 triệu USD), giảm 5,7% về lượng và giảm 19,6% về trị giá so với 5 tháng đầu năm 2017. Việt Nam là nguồn cung hạt điều lớn thứ 2 về lượng, tốc độ nhập khẩu tăng đột biến 148,1%, nhờ đó thị phần hạt điều của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Thái Lan tăng từ 8,9% trong 5 tháng đầu năm 2017, lên 23,5% trong 5 tháng đầu năm nay.

Chế biến hạt điều nhân xuất khẩu của một doanh nghiệp ở phía Nam - Ảnh: NGUYỄN TRÍ

Số liệu từ Tổng cục Hải quan thống kê Việt Nam xuất hơn 486.000 tấn điều nhân, mang về gần 2,8 tỉ USD, nhưng Việt Nam lại chi hơn 2,3 tỉ USD để nhập khẩu điều thô trong 8 tháng năm nay.

Trước câu chuyện xuất nhập song song của ngành điều, ngày 14-9, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Trần Hữu Hậu - phó tổng thư ký Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas) - giải thích rằng Việt Nam nhập khẩu nhiều điều thô từ châu Phi và Campuchia.

"Lý do là Việt Nam trồng điều không nhiều. Năm 2023, nhu cầu là 3,1 triệu tấn điều thô, nhưng trong nước sản lượng chỉ còn 260.000 tấn, chiếm khoảng 10-12% mức có thể đáp ứng. Nếu không nhập thì không sản xuất được", ông Hậu nói.

Lợi thế của ngành điều Việt Nam, theo ông Hậu là thuận lợi ở công suất chế biến tương đối tốt; làm chủ công nghệ, thiết bị chế biến điều tại chỗ nhưng vẫn tồn tại nghịch lý.

Giải thích cụ thể, ông Hậu nói thêm: "Nước xuất khẩu điều lớn nhất, nhưng sản lượng trồng kém, không phát triển khiến thu nhập của nông dân bấp bênh. Hơn nữa, cây điều cạnh tranh mạnh với sầu riêng, các cây ăn trái khác.

Ngay cả ở tỉnh Tây Ninh, điều cũng cạnh tranh với cây khoai mì. Năng suất trồng điều chỉ đạt 1,2-1,5 tấn/ha, giá trị không lớn, trong khi trồng sầu riêng thu về 1 tỉ đồng/ha".

Phụ thuộc nguồn nguyên liệu nhập khẩu lớn, trong khi giá nguyên liệu lại cao, đang làm giảm hiệu quả xuất khẩu của doanh nghiệp.

Bà Nguyễn Thị Diễm - chủ một công ty xuất khẩu điều ở tỉnh Bình Phước, chuyên xuất khẩu điều nhân - cho rằng giá nguyên liệu điều thô nhập về từ các nước châu Phi, có thời điểm cao hơn so với điều nhân xuất đi, dẫn đến doanh nghiệp khó khăn trong việc điều phối và điều chỉnh năng lực sản xuất để có hiệu quả.

Hiện nay, 5 thị trường cung cấp hạt điều lớn nhất cho Việt Nam, gồm: Bờ Biển Ngà, Campuchia, Nigeria, Ghana và Tanzania. Trong đó hạt điều nhập khẩu từ Bờ Biển Ngà và Campuchia chiếm 54,7% tổng giá trị nhập khẩu toàn ngành điều.