Mới đây, Chính phủ Ấn Độ đã dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng không phải loại gạo Basmati, chấm dứt hơn một năm ngừng bán ra nước ngoài. Đánh giá về động thái này của Ấn Độ, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho rằng: Biến động của thị trường Ấn Độ trong xuất khẩu gạo sẽ có ảnh hưởng với xuất khẩu gạo Việt Nam. Song Việt Nam đã xây dựng được hệ sinh thái trong chuỗi giá trị sản xuất lúa gạo nên việc ảnh hưởng sẽ không quá lớn. Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, đây không phải là lần đầu tiên Ấn Độ gỡ lệnh cấm xuất khẩu gạo. Hiện Việt Nam đã có thị phần, giá trị, chất lượng gạo tương đối ổn định trên thị trường thế giới. Với hệ sinh thái trong chuỗi giá trị gắn với thị trường tương đối chặt chẽ, bài bản, Việt Nam sẽ không bị ảnh hưởng quá lớn. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: Xuất khẩu gạo của Việt Nam 9 tháng 2024 đạt 4,37 tỷ USD, tăng 23,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Sản lượng xuất khẩu đã vượt 7 triệu tấn, tăng 9,2%. Giá xuất khẩu gạo bình quân đạt 624 USD/tấn, tăng 13,1%. Quyết định của Ấn Độ được đưa ra khi sản lượng thu hoạch gạo trong năm 2024 tăng cao hơn, củng cố kho dự trữ của nhà nước để đáp ứng nhu cầu trong nước và nông dân chuẩn bị thu hoạch vụ mùa mới trong vài tuần tới. Sự trở lại của nguồn gạo từ Ấn Độ đã khiến thị trường gạo các quốc gia như: Thái Lan, Việt Nam tuần vừa qua đã có sự điều chỉnh giá nhẹ để cạnh tranh, điều này cũng làm giảm nhiệt giá gạo trên thị trường toàn cầu. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), giá gạo 5% tấm của Việt Nam ngày 3/10 còn 539 USD/tấn, giảm trên 20 USD so với tuần trước. Tương tự, giá gạo của Thái Lan cũng giảm về mức khoảng 550 USD/tấn, mức thấp nhất trong hơn một năm qua, trước áp lực từ nhu cầu trầm lắng và sự cạnh tranh từ các đối thủ có giá rẻ hơn. Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam nhận định: Việc Ấn Độ quay lại thị trường sẽ gây áp lực giảm giá lên các loại gạo phổ thông như gạo 5% và 25% tấm của Việt Nam. Tuy nhiên, giá gạo Việt Nam khó có thể giảm về dưới 500 USD/tấn do nguồn cung nội địa không dồi dào. Theo ông Đỗ Hà Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam, Ấn Độ gỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo việc này cũng sẽ không gây tác động nhiều lên giá lúa gạo xuất khẩu trong nước. Bởi giống lúa của Ấn Độ khác với Việt Nam. Gạo Ấn Độ chủ yếu là gạo phẩm cấp thấp và xuất khẩu sang thị trường châu Phi. Còn tại Việt Nam, phần lớn diện tích đã được nông dân chuyển sang trồng các giống lúa chất lượng cao. Mới đây, Việt Nam đã trúng thầu 2 lô gạo với số lượng gần 60.000 tấn, trong đợt mở thầu gạo tháng 9 của Indonesia với giá trúng thầu là 548 USD/tấn, giảm 32 USD so với tuần trước. Mặc dù giá giảm, nhưng nhu cầu từ các thị trường chủ lực như Philippines, Indonesia và Malaysia vẫn giữ ở mức cao, tạo áp lực cầu lớn cho gạo Việt Nam. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, đến nay, cả nước gieo cấy 6,93 triệu ha, tăng 0,2% so với cùng kỳ năm trước. Các địa phương đã thu hoạch 5,4 triệu ha, tăng 0,7%; năng suất bình quân 63 tạ/ha, tăng 0,5 tạ/ha. Sản lượng trên diện tích thu hoạch 34 triệu tấn, tăng 1,5%. Hiện vụ lúa Hè Thu ở phía Nam đang bước vào giai đoạn cuối. Còn vụ lúa Thu Đông ở các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã gieo cấy 626 nghìn ha, tăng 2,9%. Tuy nhiên, vụ lúa này diện tích gieo cấy cũng không cao nên sản lượng lúa từ nay đến cuối năm cũng không quá dồi dào. Trong khi đó, với các loại gạo chất lượng cao, các doanh nghiệp nhận định gạo Việt Nam vẫn giữ được vị thế cạnh tranh trên thị trường thế giới. Theo ông Đinh Ngọc Tâm - Phó tổng giám đốc Công ty Cỏ May, giá gạo ST 25 sẽ khó giảm, thậm chí có thể tăng do khan hiếm nguồn cung. Mặc dù giá gạo thế giới có xu hướng giảm, nhưng nhờ nhu cầu cao từ các thị trường lớn và những loại gạo chất lượng cao như ST24, ST25 vẫn giữ được vị thế. Ngay cả vụ Thu Đông, các địa phương đều khuyến cáo người nông dân trồng các giống lúa chất lượng cao, như RVT, ST21 và ST25 để tiêu dùng trong nước và chuẩn bị cho gạo Tết sắp tới. Phần còn lại bán vào các thị trường như Philippines, Trung Quốc, Trung Đông và EU. Ở một góc độ khác, 9 tháng qua, Việt Nam đã nhập khẩu gạo trị giá 996 triệu USD để phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng nội địa, tăng tới 57,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là con số cao kỷ lục của ngành gạo từ trước đến nay, đồng thời vượt xa kim ngạch nhập khẩu 860 triệu USD của cả năm 2023. Nếu duy trì tốc độ nhập khẩu như trong 2 tháng vừa qua, kim ngạch nhập khẩu gạo trong năm 2024 có thể lên tới 1,3 tỷ USD. Theo các chuyên gia, những năm gần đây, nông dân Việt Nam chuyển đổi mạnh mẽ sang trồng lúa gạo giá cao, còn lúa gạo ở phân khúc trung bình, phổ thông ít dần. Thậm chí để thích ứng tốt hơn với biến đổi khí hậu nhiều diện tích chỉ còn sản xuất 1 vụ lúa chất lượng cao, thời gian còn lại là nuôi tôm, cá. Để làm bún, phở, nhiều loại sản phẩm chế biến từ gạo, hay làm thức ăn chăn nuôi… thì cần loại gạo phân khúc trung bình. Do đó, vài năm gần đây, ngoài xuất khẩu, Việt Nam cũng nhập một lượng lớn gạo để bù đắp những khoảng trống. Thống kê cũng cho thấy, giá xuất khẩu gạo trung bình của Việt Nam trong 9 tháng năm nay ở mức 624 USD/tấn, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, theo ghi nhận từ các doanh nghiệp, giá gạo nhập khẩu về đến Việt Nam phổ biến trong khoảng 480-500 USD/tấn.
Mới đây, Chính phủ Ấn Độ đã dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng không phải loại gạo Basmati, chấm dứt hơn một năm ngừng bán ra nước ngoài. Đánh giá về động thái này của Ấn Độ, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho rằng: Biến động của thị trường Ấn Độ trong xuất khẩu gạo sẽ có ảnh hưởng với xuất khẩu gạo Việt Nam. Song Việt Nam đã xây dựng được hệ sinh thái trong chuỗi giá trị sản xuất lúa gạo nên việc ảnh hưởng sẽ không quá lớn. Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, đây không phải là lần đầu tiên Ấn Độ gỡ lệnh cấm xuất khẩu gạo. Hiện Việt Nam đã có thị phần, giá trị, chất lượng gạo tương đối ổn định trên thị trường thế giới. Với hệ sinh thái trong chuỗi giá trị gắn với thị trường tương đối chặt chẽ, bài bản, Việt Nam sẽ không bị ảnh hưởng quá lớn. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: Xuất khẩu gạo của Việt Nam 9 tháng 2024 đạt 4,37 tỷ USD, tăng 23,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Sản lượng xuất khẩu đã vượt 7 triệu tấn, tăng 9,2%. Giá xuất khẩu gạo bình quân đạt 624 USD/tấn, tăng 13,1%. Quyết định của Ấn Độ được đưa ra khi sản lượng thu hoạch gạo trong năm 2024 tăng cao hơn, củng cố kho dự trữ của nhà nước để đáp ứng nhu cầu trong nước và nông dân chuẩn bị thu hoạch vụ mùa mới trong vài tuần tới. Sự trở lại của nguồn gạo từ Ấn Độ đã khiến thị trường gạo các quốc gia như: Thái Lan, Việt Nam tuần vừa qua đã có sự điều chỉnh giá nhẹ để cạnh tranh, điều này cũng làm giảm nhiệt giá gạo trên thị trường toàn cầu. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), giá gạo 5% tấm của Việt Nam ngày 3/10 còn 539 USD/tấn, giảm trên 20 USD so với tuần trước. Tương tự, giá gạo của Thái Lan cũng giảm về mức khoảng 550 USD/tấn, mức thấp nhất trong hơn một năm qua, trước áp lực từ nhu cầu trầm lắng và sự cạnh tranh từ các đối thủ có giá rẻ hơn. Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam nhận định: Việc Ấn Độ quay lại thị trường sẽ gây áp lực giảm giá lên các loại gạo phổ thông như gạo 5% và 25% tấm của Việt Nam. Tuy nhiên, giá gạo Việt Nam khó có thể giảm về dưới 500 USD/tấn do nguồn cung nội địa không dồi dào. Theo ông Đỗ Hà Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam, Ấn Độ gỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo việc này cũng sẽ không gây tác động nhiều lên giá lúa gạo xuất khẩu trong nước. Bởi giống lúa của Ấn Độ khác với Việt Nam. Gạo Ấn Độ chủ yếu là gạo phẩm cấp thấp và xuất khẩu sang thị trường châu Phi. Còn tại Việt Nam, phần lớn diện tích đã được nông dân chuyển sang trồng các giống lúa chất lượng cao. Mới đây, Việt Nam đã trúng thầu 2 lô gạo với số lượng gần 60.000 tấn, trong đợt mở thầu gạo tháng 9 của Indonesia với giá trúng thầu là 548 USD/tấn, giảm 32 USD so với tuần trước. Mặc dù giá giảm, nhưng nhu cầu từ các thị trường chủ lực như Philippines, Indonesia và Malaysia vẫn giữ ở mức cao, tạo áp lực cầu lớn cho gạo Việt Nam. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, đến nay, cả nước gieo cấy 6,93 triệu ha, tăng 0,2% so với cùng kỳ năm trước. Các địa phương đã thu hoạch 5,4 triệu ha, tăng 0,7%; năng suất bình quân 63 tạ/ha, tăng 0,5 tạ/ha. Sản lượng trên diện tích thu hoạch 34 triệu tấn, tăng 1,5%. Hiện vụ lúa Hè Thu ở phía Nam đang bước vào giai đoạn cuối. Còn vụ lúa Thu Đông ở các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã gieo cấy 626 nghìn ha, tăng 2,9%. Tuy nhiên, vụ lúa này diện tích gieo cấy cũng không cao nên sản lượng lúa từ nay đến cuối năm cũng không quá dồi dào. Trong khi đó, với các loại gạo chất lượng cao, các doanh nghiệp nhận định gạo Việt Nam vẫn giữ được vị thế cạnh tranh trên thị trường thế giới. Theo ông Đinh Ngọc Tâm - Phó tổng giám đốc Công ty Cỏ May, giá gạo ST 25 sẽ khó giảm, thậm chí có thể tăng do khan hiếm nguồn cung. Mặc dù giá gạo thế giới có xu hướng giảm, nhưng nhờ nhu cầu cao từ các thị trường lớn và những loại gạo chất lượng cao như ST24, ST25 vẫn giữ được vị thế. Ngay cả vụ Thu Đông, các địa phương đều khuyến cáo người nông dân trồng các giống lúa chất lượng cao, như RVT, ST21 và ST25 để tiêu dùng trong nước và chuẩn bị cho gạo Tết sắp tới. Phần còn lại bán vào các thị trường như Philippines, Trung Quốc, Trung Đông và EU. Ở một góc độ khác, 9 tháng qua, Việt Nam đã nhập khẩu gạo trị giá 996 triệu USD để phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng nội địa, tăng tới 57,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là con số cao kỷ lục của ngành gạo từ trước đến nay, đồng thời vượt xa kim ngạch nhập khẩu 860 triệu USD của cả năm 2023. Nếu duy trì tốc độ nhập khẩu như trong 2 tháng vừa qua, kim ngạch nhập khẩu gạo trong năm 2024 có thể lên tới 1,3 tỷ USD. Theo các chuyên gia, những năm gần đây, nông dân Việt Nam chuyển đổi mạnh mẽ sang trồng lúa gạo giá cao, còn lúa gạo ở phân khúc trung bình, phổ thông ít dần. Thậm chí để thích ứng tốt hơn với biến đổi khí hậu nhiều diện tích chỉ còn sản xuất 1 vụ lúa chất lượng cao, thời gian còn lại là nuôi tôm, cá. Để làm bún, phở, nhiều loại sản phẩm chế biến từ gạo, hay làm thức ăn chăn nuôi… thì cần loại gạo phân khúc trung bình. Do đó, vài năm gần đây, ngoài xuất khẩu, Việt Nam cũng nhập một lượng lớn gạo để bù đắp những khoảng trống. Thống kê cũng cho thấy, giá xuất khẩu gạo trung bình của Việt Nam trong 9 tháng năm nay ở mức 624 USD/tấn, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, theo ghi nhận từ các doanh nghiệp, giá gạo nhập khẩu về đến Việt Nam phổ biến trong khoảng 480-500 USD/tấn.
Với mặt hàng gạo, giá gạo nguyên liệu IR 504 Hè Thu ở mức 10.650 - 10.750 đồng/kg. Trong khi đó, gạo thành phẩm IR 504 quanh mức 13.000 - 13.200 đồng/kg.
Với mặt hàng phụ phẩm, giá phụ phẩm các loại dao động trong khoảng 5.750 - 8.600 đồng/kg. Hiện, giá tấm OM 5451 ở mức 8.500 - 8.600 đồng/kg; giá cám khô ở mức 5.750 - 5.850 đồng/kg.
Tại các chợ lẻ, giá gạo ghi nhận không có sự điều chỉnh với các mặt hàng gạo lẻ. Hiện gạo Nàng Nhen có giá niêm yết cao nhất 28.000 đồng/kg; gạo Jasmine 18.000 - 20.000 đồng/kg; gạo Nàng Hoa 20.000 đồng/kg; gạo tẻ thường dao động quanh mốc 15.000 - 16.000 đồng/kg; thơm Thái hạt dài 20.000 - 21.000 đồng/kg; gạo Hương Lài 18.000 đồng/kg; gạo thơm Đài Loan 21.000 đồng/kg; gạo trắng thông dụng 17.000 đồng/kg; gạo Sóc thường 18.000 - 18.500 đồng/kg; gạo Sóc Thái giá 21.000 đồng/kg; gạo Nhật giá 22.000 đồng/kg.
Trên thị trường xuất khẩu, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam ở mức cao. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), gạo 100% tấm ở mức 455 USD/tấn; gạo tiêu chuẩn 5% ở mức 567 USD/tấn; gạo 25% tấm ở mức 537 USD/tấn.
*Mời bạn đọc vào chuyên mục Kinh tế xem các tin, bài liên quan.
Giá lúa gạo hôm nay tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có xu hướng tăng nhẹ với gạo nguyên liệu.
Ghi nhận giá lúa gạo hôm nay, ngày 21-9 tại thị trường trong nước điều chỉnh tăng 200-350 đồng/kg với gạo nguyên liệu. Trên thị trường xuất khẩu, giá gạo tăng nhẹ 2 USD/tấn.
(TG) - Tổng lượng gạo xuất khẩu của cả nước tính từ đầu năm đến ngày 15/11 đã lên 8,05 triệu tấn, trị giá 5,05 tỷ USD. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, xuất khẩu gạo đã vượt 5 tỷ USD…
XUẤT KHẨU GẠO TĂNG TRƯỞNG ẤN TƯỢNG
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, với kết quả 293.484 tấn gạo đạt được trong nửa đầu tháng 11/2024, đã nâng tổng lượng gạo xuất khẩu của cả nước tính từ đầu năm đến ngày 15/11/2024 lên 8,05 triệu tấn, trị giá 5,05 tỷ USD… So với cùng kỳ năm trước, xuất khẩu gạo tăng 9,16% về khối lượng, tăng 21,49% về kim ngạch. Xuất khẩu gạo tăng trưởng ấn tượng là nhờ giá gạo xuất khẩu đạt mức cao ngay từ đầu năm, giá bình quân 626 USD/tấn, tăng khoảng 12% so với cùng kỳ năm ngoái.
Xét về thị trường xuất khẩu, Philippines hiện là nước nhập khẩu gạo Việt Nam lớn nhất trong 10 tháng năm 2024, chiếm 46,93% trong tổng lượng và chiếm 46,05% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước. Xuất khẩu sang thị trường này đã đạt gần 3,64 triệu tấn, tương đương gần 2,24 tỷ USD trong 10 tháng năm 2024, tăng 38,38% về lượng, tăng 59,14% về kim ngạch và tăng 15% về giá so với cùng kỳ năm ngoái. Vị trí thứ 2 thuộc về Indonesia với gần 1,09 triệu tấn, tương đương 655,21 triệu USD; chiếm 14,02% trong tổng lượng và chiếm 13,48% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước. Xuất khẩu gạo sang Indonesia trong 10 tháng của năm nay tăng 20,24% so với cùng kỳ năm trước. Malaysia đứng thứ 3 với 674.735 tấn, tương đương 399,88 triệu USD, chiếm 8,7% trong tổng lượng và chiếm 8,22% trong tổng kim ngạch.
Như vậy, Philippines vẫn là nước mua gạo Việt nhiều nhất, trên 45% tổng lượng xuất khẩu, tiếp theo là Indonesia 14,4% và Malaysia 8,5%. Việc Indonesia tiếp tục mua một số loại gạo chuyên dụng từ Việt Nam, đã giúp giá gạo của Việt Nam vẫn ở mức cao so với các quốc gia khác.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), giá gạo thế giới đang tăng trở lại trong tuần qua và gạo Việt Nam vẫn duy trì mức cao nhất thế giới. Từ cuối tháng 10, sau khi Ấn Độ (quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới) gỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu tẻ thường, khiến giá gạo trên thị trường quốc tế đồng loạt giảm mạnh. Dữ liệu từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho thấy mỗi tấn gạo 5% tấm của Pakistan, Thái Lan có 457-490 USD, giảm 5-10% so với trước khi lệnh cấm được dỡ bỏ. Trái ngược với xu hướng chung, gạo 5% tấm Việt Nam sau khi giảm nhẹ xuống gần 500 USD/tấn, đã tăng trở lại từ 21/11, đạt 515-520 USD/tấn vào cuối tuần trước và thời điểm này đạt 522 USD/tấn. Điều này giúp hàng Việt duy trì vị trí đắt đỏ trong nhóm các nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. Xuất khẩu gạo của Thái Lan đã tăng 20% trong giai đoạn từ tháng 1 -1 0/2024, so với cùng kỳ năm ngoái. Giá gạo 5% tấm của Thái Lan đã tăng lên mức cao nhất trong một tháng qua, đạt 500 USD/tấn, từ mức 490-495 USD/tấn trong tuần trước. Một thương nhân tại Bangkok cho biết hoạt động xuất khẩu đang khiến thị trường sôi động, trong đó nhu cầu đến từ các khách hàng thường xuyên như Philippines, Indonesia và các nước châu Á khác. Theo một số doanh nghiệp, giá tăng còn do tỷ giá hối đoái, và dự đoán giá sẽ cạnh tranh hơn vào cuối năm do giá từ Ấn Độ giảm. Trong khi đó, gạo đồ 5% tấm của Ấn Độ, nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, được báo giá ở mức 440-447 USD/tấn trong tuần thứ ba liên tiếp. Đây là mức thấp nhất trong 15 tháng qua do nguồn cung dồi dào. Một nhà xuất khẩu tại Mumbai cho hay người mua đang trì hoãn việc mua hàng do giá đã giảm trong vài tuần qua. Họ kỳ vọng nguồn cung sẽ tăng lên ở Ấn Độ nên đang thận trọng hơn. Ấn Độ đã bỏ thuế xuất khẩu đối với gạo đồ và loại bỏ mức giá sàn xuất khẩu 490 USD/tấn đối với gạo trắng không phải giống Basmati nhằm thúc đẩy xuất khẩu. Lượng gạo dự trữ tại Ấn Độ đã đạt mức cao nhất từ trước đến nay trong tháng 11/2024.
KIM NGẠCH NHẬP KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM LẠI TĂNG MẠNH TỚI 73%
Mặc dù đã thiết lập mốc kỷ lục xuất khẩu hơn 5 tỷ USD, nhưng kim ngạch nhập khẩu gạo của Việt Nam lại tăng mạnh tới 73% so với cùng kỷ năm ngoái, đưa Việt Nam trở thành quốc gia nhập khẩu gạo lớn thứ ba thế giới, sau Philippines và Indonesia. Tính trong 10 tháng của năm 2024, Việt Nam đã nhập khẩu 3,2 triệu tấn gạo, tiêu tốn 1,2 tỷ USD. Nhìn nhận về xuất khẩu gạo năm 2025, các thông tin quốc tế cũng như nhận định của các chuyên gia trong nước đều cho rằng sẽ không còn thuận lợi như năm 2024. Thông tin đang gây lo lắng nhất cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo là từ thị trường Indonesia – quốc gia nhập khẩu lớn thứ hai của gạo Việt Nam. Mới đây, chia sẻ Reuters, ông Zulkifli Hasan, Bộ trưởng Điều phối các vấn đề Lương thực Indonesia, cho biết quốc gia này có thể không nhập khẩu gạo vào năm 2025. Theo số liệu từ Cục Thống kê Indonesia, sản lượng gạo của nước này ước tính giảm 2,43% trong năm 2024 xuống 30,34 triệu tấn do thời tiết khô hạn trong năm 2023 khiến việc trồng trọt và thu hoạch chậm lại. Lượng gạo nhập khẩu của Indonesia đã tăng vọt trong 2 năm qua, đạt hơn 3 triệu tấn/năm. Năm 2024 nước này nhập khẩu 3,6 triệu tấn gạo. Cùng với đó, Indonesia cũng có kế hoạch mở rộng từ 750.000 đến 1 triệu ha đất trồng lúa vào năm 2025 nhằm đạt mục tiêu tự chủ lương thực mà Tổng thống Prabowo Subianto đề ra. Qua đó, ông Zulkifli Hasan nhận định, năm sau nếu cần nhập khẩu thì có thể Indonesia sẽ chỉ một lượng nhỏ gạo tùy thuộc vào nguồn cung. Đồng thời, số lượng gạo nhập khẩu phân bổ của năm nay chưa thực hiện xong sẽ được chuyển vào năm sau. Là thị trường nhập khẩu gạo lớn thứ hai của Việt Nam, việc Indonesia có thể không nhập khẩu gạo vào năm 2025 được cho là tin xấu với gạo Việt Nam. Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, xuất khẩu gạo toàn cầu năm 2025 tăng thêm 2,3 triệu tấn so với dự báo công bố trước đây, lên mức 56,3 triệu tấn. "Sản lượng gạo toàn cầu trong mùa vụ 2024-2025 dự kiến đạt mức kỷ lục 530,4 triệu tấn, tăng 3,1 triệu tấn so với dự báo trước đó. Ấn Độ đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng này, cùng với các quốc gia khác như Ai Cập, Guyana, Nhật Bản và Venezuela. Philippines là ngoại lệ duy nhất với dự báo sản lượng lúa gạo tiếp tục giảm. Dự báo nhập khẩu năm 2025 được nâng lên đối với một số quốc gia do giá dự kiến thấp hơn và nguồn cung xuất khẩu lớn hơn, trong đó Trung Quốc, Nepal và Philippines được dự báo có mức tăng lớn nhất. Tuy nhiên, giá gạo toàn cầu dự kiến sẽ giảm trong năm 2025 do nguồn cung tăng. Nguyên nhân do Ấn Độ, nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, đã dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng thường phi Basmati, mở ra một thời kỳ với nguồn cung dồi dào và giá cả phải chăng hơn cho người tiêu dùng toàn cầu. Dự báo xuất khẩu gạo của Ấn Độ trong năm 2025 được điều chỉnh tăng 3 triệu tấn, lên 21 triệu tấn, trong khi dự báo đối với Brazil, Pakistan, Thái Lan và Việt Nam đều giảm./.