Nhà Xuất Bản Giáo Dục Tphcm

Nhà Xuất Bản Giáo Dục Tphcm

Từ ngày 1 đến 15 -12-2024 tại Hà Nội, Uỷ ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao) phối hợp với Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) và Nhà xuất bản...

Từ ngày 1 đến 15 -12-2024 tại Hà Nội, Uỷ ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao) phối hợp với Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) và Nhà xuất bản...

từ vựng chuyên ngành Du lịch Khách sạn Nhà hàng - Anh Việt Hàn

Tác giả: ThS. Lê Huy Khoa - ThS. Võ Thụy Nhật Minh

Nghệ thuật sân khấu: hát bội, đờn ca tài tử và cải lương ở Sài Gòn và Nam kỳ cuối thế kỷ XIX đến 1945

Cuối thế kỷ XIX chứng kiến sự thay đổi nhanh chóng về mọi phương diện trong sinh hoạt kinh tế, truyền thông, văn hóa... ở Sài Gòn nói riêng và Nam kỳ nói chung. Quyển sách này trình bày một số sự kiện trong lãnh vực văn hóa từ năm 1861 lúc người Pháp chiếm được Sài Gòn cho đến khi Việt Nam độc lập năm 1945. Sài Gòn là vùng đất mới gồm đủ loại thành phần các lưu dân và là nơi bị ảnh hưởng của Tây phương đầu tiên. Văn hóa nghệ thuật sân khấu, sinh hoạt xã hội, kinh tế thay đổi nhanh chóng vào đầu thế kỷ XX khi một hình thái mới của nghệ thuật sân khấu là cải lương phát triển nhanh chóng từ sự tổng hợp của hát bội, đờn ca tài tử và nghệ thuật kịch nói Tây phương. Gần đây chúng ta thường nghĩ và cho rằng cải lương là loại hình nghệ thuật sân khấu đa số dành cho giới bình dân và chỉ trong môi trường đó cải lương mới phát triển và sống được. Nhưng thực sự thì sự hình thành của cải lương ban đầu là do sự tham gia và nâng đỡ của tầng lớp trí thức thượng lưu theo Tây học hay bị ảnh hưởng của văn hóa Tây phương trong các thập niên 1920 và 1930. Cải lương tồn tại và phát triển mạnh mẽ vào thời kỳ đầu là nhờ sự tham gia của họ vào sự thay đổi, cải biến hay cải lương hóa môn nghệ thuật hát bội truyền thống cho thích ứng với thời đại. Khi cải lương đã trở thành phổ quát và được ưa chuộng hầu hết trong xã hội ở mọi tầng lớp, thì vai trò của các lớp trí thức tinh hoa xã hội mới không còn. Trong thời kỳ từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1930, hát bội cũng phát triển mạnh so với thời kỳ xao lãng sau khi Tổng trấn Gia Định thành mất. Thời kỳ “phục hưng” này của hát bội, trước khi cải lương chiếm thế thượng phong, một phần cũng là do sự chú ý của người Pháp và thành công của hát bội ở các Hội chợ thế giới 1889, 1900 ở Paris gây nên một phong trào thưởng lãm, nghiên cứu và phát triển các gánh hát bội của các nhà trí thức và tư sản ở Sài Gòn và Nam kỳ như Lương Khắc Ninh, Diệp Văn Kỳ, Lê Thị Thiên. Hai thập niên đầu thế kỷ XX chứng kiến sự ra đời của rất nhiều sách dịch ra quốc ngữ hay sáng tác các tuồng hát bội, bài ca tài tử từ các nhà xuất bản, nhà in mà đa số là do người Việt làm chủ như Đinh Thái Sơn, Nguyễn Văn Của, Nguyễn Văn Viết, Huỳnh Kim Danh... Số lượng các đầu sách về tuồng hát bội, tuồng thơ, bài ca tài tử rất nhiều và hơn cả các giai đoạn sau cho đến ngày nay, cho thấy hát bội và đờn ca tài tử trong giai đoạn 1900-1920 rất phổ thông trong quần chúng và tác giả các tuồng hát bội, bài ca tài tử có cơ hội để đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Sự tiến hóa từ hát bội và kết hợp nhạc tài tử, ca ra bộ với kỹ thuật sân khấu kịch Âu châu đến nghệ thuật cải lương cần có ý thức, tư tưởng đổi mới và thấm nhuần cả hai nền văn hóa, Việt Nam truyền thống và văn hóa Pháp. Chúng ta phải kể đến Lương Khắc Ninh, Nguyễn Liên Phong, Nguyễn Tùng Bá, Nguyễn Trọng Quyền, Trương Duy Toản, Diệp Văn Kỳ, Hồ Biểu Chánh, Trương Văn Bền, Trần Đắt Nghĩa, Pierre Tú, André Thận, cô Ba Ngoạn,... những người tiên phong truyền bá, viết tuồng theo phong cách tân thời và phỏng theo tiểu thuyết xã hội, các thương gia, chủ nhà máy, kỹ nghệ gia, hay những người mở gánh hát là những trí thức bị ảnh hưởng Tây học. Hội các thương, kỹ nghệ gia người Việt Nam ở Nam kỳ (Association des commerçants et industriels Annamites de Cochinchine) cùng các hội đoàn, câu lạc bộ thể thao, chủ các tờ báo, nhà in,... tập hợp tầng lớp tinh hoa ở Sài Gòn và Nam kỳ đã hỗ trợ, nâng đỡ và tham gia vào hoạt động sân khấu cải lương trong những năm đầu từ cuối thập niên 1910 đến thập niên 1930. Đầu thập niên 1920, sau phong trào Minh Tân, nhiều người Việt, đa số ảnh hương theo Tây học, đã tham gia và thành công trong thương trường. Các nhà doanh nghiệp kỹ nghệ người Việt đã thành lập Hội Kỹ nghệ và thương gia người Việt. Hội hỗ trợ các hoạt động doanh nghiệp và giúp đỡ doanh nhân Việt Nam phát triển khuếch trương kỹ nghệ và thương mại ở Sài Gòn và các tỉnh. Hội Kỹ nghệ và thương gia người Việt là một trong nhiều tổ chức của các thành phần ưu tú trong xã hội bảo trợ và ủng hộ sân khấu nghệ thuật cải lương (théâtre reformist). Cải lương phản ảnh sự thay đổi lớn lao trong xã hội, những kỷ cương truyền thống của xã hội Á Đông đã bị ảnh hưởng do sự tiếp nhận văn hóa, văn minh và lối sống Âu Tây vào đầu thế kỷ XX. Những vở tuồng xã hội cho thấy vai trò phụ nữ đã được giải phóng về phương diện gia đình, tự do tình yêu và tham gia hoạt động kinh tế, văn hóa mà trước đây họ bị gò bó. Những sự thay đổi này đã gây ra nhiều tranh luận trên báo chí, bên cạnh những tranh luận về vai trò của sân khấu cải lương trong sự đổi thay, truyền bá tư tưởng mới. Cuốn sách này dựa trên một số tư liệu sách báo nhằm mục đích phác họa cho độc giả thấy bối cảnh và sự phát triển của các loại hình nghệ thuật sân khấu như hát bội, nhạc tài tử, ca ra bộ, cải lương và sự phong phú của lịch sử nghệ thuật sân khấu ở Sài Gòn nói riêng và Nam kỳ nói chung trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX đến 1945. Nguyễn Đức Hiệp

Trụ sở của Nhà xuất bản giáo dục tại 81 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội cho thuê với đơn giá 2,5 tỷ đồng/tháng, thời hạn thuê đến ngày 31/3/2020.

Chủ tịch Hội đồng quản trị ký nhiều quyết định, văn bản sai quy định

Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXBGDVN) là một doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực xuất bản với sản phẩm chính là sách giáo khoa, sách tham khảo, thiết bị phục vụ giáo dục. Hằng năm, NXBGDVN được đánh giá doanh nghiệp xếp loại A.

Tuy nhiên, theo Kết luận của Thanh tra Bộ GD&ĐT, thời gian vừa qua, NXBGD đã để xảy ra nhiều sai phạm như tổ chức cán bộ, tài chính, quyết định nhiều nội dung và ban hành nhiều văn bản không đúng thẩm quyền...

Ông Mạc Văn Thiện kiêm nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQT và Uỷ viên HĐQT tại 03 công ty thành viên không đúng quy định tại Luật Doanh nghiệp; ký nhiều văn bản không đúng thẩm quyền, thủ tục. Cụ thể, ký 13 quyết định bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo tại Công ty mẹ NXBGDVN không đúng thẩm quyền, ký 09 quyết định bổ nhiệm thuộc thẩm quyền nhưng không trên cơ sở đề nghị của Tổng GĐ;

Bên cạnh đó, ký quyết định bổ nhiệm tại các công ty thành viên không đúng đối tượng và thẩm quyền quy định; ký quyết định công nhận hội đồng quản trị, ban giám đốc, ban kiểm soát, kế toán trưởng của các công ty thành viên không đúng quy định của Luật Doanh nghiệp và Quyết định số 170/QĐ-BGDĐT; ký thông báo về việc nghỉ hưu và hưởng chế độ hưu đối với ông Phạm Văn Hồng, ký văn bản về việc phát hành sách giáo khoa song ngữ Việt - Anh và chỉ đạo việc bán 03 lô đất tại Đà Nẵng không đúng thẩm quyền)...

Nhiều sai phạm trong quản lý tài chính

Đối với công tác quản lý tài chính, theo kết luận của Thanh tra, vốn điều lệ của NXBGDVN là 596 tỷ đồng.

Những năm qua, NXBGD đã đầu tư vốn vào nhiều công ty không hiệu quả, nhiều công ty liên tiếp không có cổ tức trong 02 năm; thoái vốn chậm tại 31 công ty, có một số đơn vị được đầu tư hoạt động thua lỗ liên tiếp. Bị xử phạt vi phạm hành chính về việc kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp.

Trong năm 2015, 2016 NXBGDVN không góp vốn để thành lập công ty mới. Các công ty có vốn góp đầu tư ngoài ngành của NXBGDVN đều được thành lập trước năm 2015.

Tuy nhiên, tại thời điểm 31/12/2015, NXBGDVN có vốn đầu tư tại 54 công ty với tổng giá trị đầu tư 548,4 tỷ đồng.

Trong tổng số 54 công ty có vốn đầu tư của NXBGDVN, có 36/54 công ty có chi trả cổ tức cho NXBGDVN, có 18/54 công ty hoạt động không hiệu quả, không có cổ tức để chi trả (tổng số vốn đầu tư của NXBGDVN tại 18/54 công ty không có cổ tức là 192,1 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 35% tổng số vốn đầu tư của NXBGDVN tại các công ty).

Tại thời điểm 31/12/2016, NXBGDVN có vốn đầu tư tại 52 công ty với tổng giá trị đầu tư 546,5 tỷ đồng. Trong tổng số 52 công ty NXBGDVN có vốn đầu tư, có 35/52 công ty chi trả cổ tức cho NXBGDVN, có 17/52 công ty không chi trả cổ tức (Tổng số vốn đầu tư của NXBGDVN tại 17 công ty không trả cổ tức là 178,4 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 32,6% trên tổng số vốn đầu tư của NXBGDVN tại các công ty).

Như vậy, việc góp vốn đầu tư của NXBGDVN vào nhiều công ty không hiệu quả, nhiều công ty không có cổ tức chi trả liên tiếp trong 02 năm vì các công ty con hoạt động thua lỗ liên tiếp trong nhiều năm.

Bên cạnh đó, khi thực hiện Đề án tái cơ cấu NXBGDVN đã tăng vốn tại các công ty, cụ thể, năm 2015, tăng vốn đầu tư tại 03 công ty, giá trị đầu tư thêm 41,28 tỷ đồng (Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển giáo dục Phương Nam: 20 tỷ đồng; Công ty Cổ phần sách giáo dục Hà Nội 16,15 tỷ đồng, Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển giáo dục Hà Nội, trị giá vốn đầu tư tăng thêm là 5,13 tỷ đồng).

Năm 2016, tăng vốn đầu tư tại 04 công ty, giá trị đầu tư thêm 13,113 tỷ đồng (Công ty Cổ phần Dịch vụ xuất bản giáo dục Hà Nội 7,188 tỷ đồng; Công ty Cổ phần sách giáo dục Hà Nội 0,939 tỷ đồng; Công ty Cổ phần Mỹ thuật và Truyền thông 4,712 tỷ đồng; Công ty Cổ phần sách thiết bị trường học Tiền Giang 0,274 tỷ đồng).

Như vậy, NXBGDVN đã tăng vốn cao hơn mức được phê duyệt theo Quyết định 5700/QĐ-BGDĐT tại 02 công ty: Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển giáo dục Phương Nam (mức vốn được phê duyệt là 16,6 tỷ nhưng đã tăng 20 tỷ đồng); Công ty Cổ phần Dịch vụ xuất bản giáo dục Hà Nội (mức vốn được phê duyệt là 6,3 tỷ nhưng đã tăng 7,188 tỷ đồng). Công ty Cổ phần Mỹ thuật và Truyền thông phải giữ nguyên vốn góp 5,1 tỷ đồng theo Quyết định 5700/QĐ-BGDĐT nhưng lại thực hiện việc tăng vốn 4,712 tỷ đồng.

Hai công ty có mức tăng vốn thấp hơn mức tăng vốn được phê duyệt theo Quyết định 5700/QĐ-BGDĐT: Công ty Cổ phần sách giáo dục Hà Nội (phê duyệt tăng 30,8 tỷ nhưng chỉ tăng 17,1 tỷ); Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển giáo dục Hà Nội (phê duyệt tăng 19 tỷ nhưng chỉ tăng 5,13 tỷ).

Công ty Cổ phần Sách thiết bị trường học Tiền Giang phải thực hiện việc thoái vốn nhưng lại được NXBGDVN quyết định tăng vốn 0,274 tỷ đồng.

Nhiều dự án đầu tư lớn không trình Bộ GD&ĐT phê duyệt

Về các dự án đầu tư, NXBGDVN có 01 dự án đầu tư đang khai thác tại số 104 Mai Thị Lựu, phường Đa Kao, Quận 1, TP. HCM; 01 dự án đang triển khai thực hiện tại số 187B Giảng Võ, Hà Nội.

Theo kết luận Thanh tra Bộ GD&ĐT, đối với dự án đầu tư tại số 104 Mai Thị Lựu, phường Đa Kao, Quận 1, TP. HCM, không trình Bộ GDĐT phê duyệt, chấp thuận để 2 công ty con góp vốn đầu tư kinh doanh bất động sản, không tiến hành đánh giá lại tài sản vi phạm quy định. Phê duyệt tổng mức đầu tư dự án chưa đảm bảo tính khả thi về việc bảo toàn và phát triển vốn đầu tư theo quy định của Điều 67 Luật đầu tư năm 2005 (tại thời điểm phê duyệt dự án xây dựng tòa nhà văn phòng 10 tầng có tổng mức đầu tư 50 tỷ trong khi thời hạn được giao sử dụng đất chỉ còn 07 năm).

Giao đơn vị không có chức năng ký Hợp đồng hợp tác kinh doanh, Hợp đồng cho thuê tòa nhà; việc góp vốn, xác định tỷ lệ phân chia lợi nhuận, xác định giá thành cho thuê không rõ căn cứ, thủ tục lòng vòng, thiếu minh bạch; có nhiều vi phạm trong việc triển khai thực hiện dự án đầu tư.

Đối với dự án 187B Giảng Võ, Quận Đống Đa, TP.Hà Nội, NXBGDVN cũng không xin ý kiến Bộ GDĐT khi thực hiện việc chuyển nhượng phần vốn góp chi phối của NXBGDVN tại Công ty IP Việt Nam. Cụ thể, năm 2008, NXBGDVN ký Hợp đồng nguyên tắc với Công ty Cổ phần Xây dựng Sông Hồng để hợp tác đầu tư xây dựng Dự án công trình hỗn hợp cao tầng trên toàn bộ khu đất theo Hợp đồng số 01/2008/HĐNT.

Sau đó, NXBGDVN tiếp tục ký Hợp đồng liên doanh với Công ty Cổ phần Xây dựng Sông Hồng và 02 công ty (Công ty Cổ phần Đầu tư Tài chính Giáo dục, Công ty TNHH Đầu tư và xúc tiến thương mại KAF) để thành lập Công ty Cổ phần đầu tư IP Việt Nam (Công ty IP Việt Nam) với vốn điều lệ 100.000.000.000 đồng để đầu tư xây dựng Dự án.

Dự án 187B Giảng Võ có thời gian triển khai gần 10 năm nhưng chưa tiến hành được việc khởi công công trình. NXBGDVN chưa nhận được đầy đủ số tiền 90 tỷ theo đúng thỏa thuận đã ký kết nhưng để phục vụ việc di dời bàn giao công trình NXBGDVN phải thuê dài hạn Văn phòng làm việc bằng vốn đi vay.

Trại viết sách cho thuê sử dụng thành khu nghỉ dưỡng

Đặc biệt, đối với việc cho thuê và thuê tài sản của NXBGD, theo kết luận của thanh tra cũng sai phạm nghiêm trọng như cho thuê cơ sở tại 81 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội với đơn giá cho thuê 2,5 tỷ đồng/tháng, thời hạn thuê đến ngày 31/3/2020.

Cơ sở tại số 62 Hạ Long, TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được Bộ GDĐT điều chuyển từ Công đoàn giáo dục Việt Nam và giao NXBGDVN sử dụng làm trại viết sách phục vụ ngành giáo dục. Hiện tại, NXBGD tại TPHCM cho Công ty Cổ phần Bất động sản CT Group thuê sử dụng làm khu nghỉ dưỡng với giá 4.000 USD/tháng, thời gian cho thuê 30 năm (đến năm 2041).

Cũng theo kết luận của Thanh tra về Công ty Đầu tư tài chính Thiên Hóa (Công ty Thiên Hóa) được thành lập năm 2009, có vốn điều lệ 200 tỉ đồng. Hội đồng quản trị Công ty gồm: ông Mạc Văn Thiện - Chủ tịch HĐQT. Ngày 15/11/2011, Đại hội cổ đông bất thường của Công ty Thiên Hóa đã thống nhất giải thể Công ty.

Mặc dù Công ty Thiên Hóa đã có Nghị quyết giải thể từ năm 2011 nhưng NXBGDVN vẫn tiếp tục đầu tư 13,709 tỉ đồng vào Công ty này thông qua việc mua cổ phần của các cá nhân (trong đó có nhiều cổ phần của cán bộ NXBGDVN). Bên cạnh việc đầu tư, NXBGDVN cũng vay của chính Công ty Thiên Hóa hơn 133 tỷ đồng với lãi xuất 15%/năm...

Đặc biệt, Công ty Đầu tư tài chính giáo dục (công ty thành viên của NXBGD Việt Nam) và các đơn vị vẫn bán 3 lô đất ở Đà Nẵng với giá trị hơn 42,5 tỷ đồng. Theo kết luận thanh tra, việc ông Mạc Văn Thiện, Chủ tịch HĐTV chỉ đạo bán ba lô đất tại cuộc họp HĐTV trước đó không đúng thẩm quyền; ngày 13-1 vẫn ký công văn báo cáo Bộ GD và ĐT chưa có thông tin về việc bán ba lô đất trên...

Trước những sai phạm trên, Thanh tra Bộ GD&ĐT kết luận trách nhiệm thuộc về ông Ngô Trần Ái (nguyên Chủ tịch HĐTV, Tổng GĐ NXBGDVN); ông Mạc Văn Thiện (nguyên Chủ tịch HĐTV); ông Vũ Văn Hùng (nguyên Tổng GĐ) ; Ông Lê Thành Anh và các thành viên HĐTV, Phó Tổng Giám đốc khác, chịu trách nhiệm về các thiếu sót, sai phạm trong phạm vi được giao trong thời gian giữ chức vụ.

Thanh tra Bộ kiến nghị NXBGDVN khắc phục hậu quả, rà soát lại toàn bộ những vấn đề sai phạm trên, đồng thời chấn chỉnh quản lý chấm dứt việc thực hiện các công việc trong quản lý, điều hành trái quy định pháp luật, không đúng thẩm quyền. Xây dựng và thực hiện đồng bộ các giải pháp để phòng chống lãng phí trong QLSD vốn, các quỹ và tài sản trong doanh nghiệp theo quy định.

Các thành viên HĐTV, Ban Tổng GĐ, Kiểm soát viên, Kế toán trưởng trong giai đoạn từ 01/01/2015 đến 31/12/2016 kiểm điểm trách nhiệm liên quan đến thiếu sót, sai phạm nêu trong Kết luận thanh tra.

Tổ chức kiểm điểm, xử lý trách nhiệm đối với các tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý đối với các thiếu sót, sai phạm về tổ chức, cán bộ, quản lý tài chính, quản lý tài sản.

Việc kiểm điểm trách nhiệm hoàn thành trước ngày 15/9/2017.